-
Báo cáo thiết kế mô hình
-
Phố Bảng là một thị trấn biên giới của huyện Đồng Văn, có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.170 ha, phía Bắc của thị trấn tiếp giáp với Trung Quốc, có đường biên giới Việt – Trung dài 2,898 km; phía Nam giáp xã Phố Cáo; phía Tây giáp xã Phố Là, phía Đông giáp xã Sủng Là. Khu vực thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn nằm ở độ cao khoảng 1.450 m so với mực nước biển, có cấu tạo địa hình khá phức tạp, nằm giữa một vùng núi đá, có nhiều núi cao kết hợp với địa hình tương đối bằng phẳng, có đặc điểm thời tiết gió mùa vùng cao, mang nhiều sắc thái khí hậu ôn đới, rét đậm về mùa đông, mát mẻ về mùa hè, thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng ôn đới.
Dân số toàn thị trấn là 2.931 người, với 558 hộ dân, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 38,17% tổng dân số, ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu tư đồng bộ vào sản xuất.Mô hình CSA thâm canh bền vững hồng không hạt Yên Minh nằm trên diện tích đất 7,8 ha thuộc thôn Thèn Phùng, xã Na Khê với 11 hộ dân canh tác. Khu vực dự kiến xây dựng mô hình đã có khoảng 70% diện tích đã trồng hồng bằng phương pháp giâm rễ. Theo khảo sát năm 2016, tổng diện tích trồng hồng của xã Na Khê hiện có đạt 74,42ha, trong đó: Thôn Thèn Phùng có diện tích trồng hồng lớn nhất đạt 33,55ha, tiếp theo là thôn Phú Tỷ 1 (16,16ha), thôn Lũng Vái (11,79ha), thôn Phú Tỷ 2 (6,95ha), thôn Lùng Búng (4,94ha), thôn Na Kinh (0,64ha), thôn Bản Đả (0,26ha), thôn Na Pô (0,13ha). Tổng diện tích đang cho thu hoạch 16,41ha, trong đó: Thôn Thèn Phùng có diện tích lớn nhất đạt 12,52ha, thôn Lũng Vái (2,37ha), thôn Lùng Búng (1,15ha), các thôn còn lại dao động từ 0,04 – 0,12ha. Năng suất quả hồng ước đạt 38,2 tạ/ha, sản lượng trung bình đạt 62,68 tấn.
Quả hồng Yên Minh nhỏ (35,5g/quả), tuy nhiên số lượng quả lớn (8-15 quả/cành mang quả), nên năng suất trung trung bình cây hồng Yên Minh 15 – 20 năm tuổi đạt khá cao (35 - 40 kg quả/cây).Hữu Vinh là xã miền núi, nằm ở phía Đông huyện Yên Minh. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.800,88 ha. Địa bàn xã tiếp giáp với các vùng: Phía Bắc và phía Đông của xã tiếp giáp với huyện Đồng Văn; phía Nam giáp với xã Đông Minh; phía Tây giáp với xã Sủng Thài và thị trấn Yên Minh.Xã Hữu Vinh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho giao thương do năm trên quốc lộ 4C và tỉnh lộ 182, con đường kết nối các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với thành phố Hà Giang. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống giao thông nội xã, thuỷ lợi… là những yếu tố hạn chế khả năng phát triển kinh tế của xã trong thời gian qua.
Tổng số dân trong toàn xã năm 2016 là 3.898 người, với số lao động trong độ tuổi là 2.198 người, chiếm 56,5% tổng dân số, trong đó: Số lao động nữ là 1.115 người và số lao động nam là 1.083 người.
Cơ cấu kinh tế xã: Hữu Vinh là một xã thuần nông với hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm 44%, tiếp theo là công nghiệp xây dựng chiếm 28,5%; thương mại, dịch vụ chiếm 27,5%; thu nhập bình quân đầu người đạt 8,250 triệu/người/năm, bình quân lương thực đạt 639 kg/người/năm. Do là xã vùng cao đặc biệt khó khăn nên tỷ lệ hộ nghèo của xã vẫn chiểm tỷ lệ caotrên 50% số hộ ảnh hưởng lớn đến đầu tư đồng bộ vào sản xuất.
* Sản xuất nông nghiệp tại địa phương
Toàn xã có 1.539,9ha đất nông nghiệp, chiếm 55% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó: đất trồng cây hàng năm là 1.382,1ha, đất trồng cây ăn quả là 157,8ha. Ngoài ra, còn có 832,2ha đất rừng lâm nghiệp, chiếm 29,7 % tổng diện tích đất trong toàn xã.
Diện tích sản xuất cây thực phẩm đạt khoảng 341,5 ha chiếm hơn 20% diện tích sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Trong đó, diện tích trồng rau các loại là 202 ha; diện tích trồng cây đậu các loại (đậu cô ve, đậu đũa,....) là 128,5 ha; và diện tích trồng khoai tây là11 ha. Mùa khô (tháng 10 – tháng 4) kéo dài, đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau vào vụ đông tại địa phương.Vĩnh Hảo là xã vùng II nằm ở phía Nam huyện Bắc Quang, có điều kiện tiểu vùng sinh thái đặc trưng hệ sinh thái nông nghiệp Trung du miền núi phía Bắc.
Xã nằm cách trung tâm huyện 22km về phía Nam, tiếp giáp với thị trấn Vĩnh Tuy, đồng thời có đường quốc lộ 2 chạy qua, do đó rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - vănhóa - xã hội theo hướng mở cửa với bên ngoài.
Trung tâm KHKT giống cây trồng Đạo Đức được thành lập ngày 18/9/1993, là đơn vị sự nghiệp khoa học công lập, trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang. Có chức năng nhiệm vụ tổ chức nghiên cứu, khảo sát, thực nghiệm, lai tạo các loại giống cây trồng và phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học vào thực tiễn sản xuất nông lâm nghiệp, đồng thời tổ chức nghiên cứu, khảo nghiệm, thuần hóa, lai tạo các loại giống cây trồng như lúa, ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp...để có năng xuất, chất lượng; liên doanh, liên kết với các ngành, các tổ chức, các viện nghiên cứu khoa học, kỹ thuật nông lâm nghiệp, để hợp tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông lâm nghiệp ở địa phương, quản lý và sử dụng dự trữ giống cây trồng, tổ chức phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các phương pháp KHKT tiên tiến trong sản xuất nông lâm nghiệp đến người sản xuất, quản lý về tổ chức cán bộ, viên chức, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản của Trung tâm, thực hiện chế độ báo cáo theo quy định nhà nước và ngành.Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu có diện tích 22,6 ha được bố trí trên vùng đất đồi thấp có sườn thoải và một phần chân núi thuộc thôn Bản Tàn, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, không chủ động được nước tưới, được giao cho 34 hộ dân canh tác. Trước đây, diện tích đất này chủ yếu dùng để trồng các loại cây màu như đỗ, lạc, ngô... Mô hình được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Bạch Ngọc;
+ Phía Tây giáp với thôn Đồng của xã Trung Thành;
+ Phía Nam giáp với thị trấn Nông trường Việt Lâm;
+ Phía Bắc giáp với thôn Trung Sơn của xã Trung Thành.Báo cáo thiết kế mô hình CSA nâng cao năng lực và hỗ trợ trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng, Hà Giang [06/06/2017]Dưới đây là báo cáo thiết kế mô hình CSA nâng cao năng lực và hỗ trợ trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng tỉnh Hà Giang trong dự án hỗ trợ nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậuDưới đây là báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang trong dự án cải thiện nông nghiệp có tưới ở Việt Nam (VN-IAIP)Dưới đây là bản báo cáo thiết kế xây dựng cánh đồng lớn trong sản xuất lúa xã Vĩ Thượng huyện Quang Bình trong gói thầu thiết kế và hỗ trợ thực hành CSA
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt