-
Kế hoạch thực hiện mô hình
-
Kế hoạch thực hiện Mô hình thâm canh bền vững sản xuất hồng không hạt Yên Minh cấp nông hộ tại xã Na Khê, huyện Yên Minh
Ngày đăng: 16/03/2017Lượt xem: 1122Tên mô hình: Mô hình thâm canh bền vững sản xuất hồng không hạt Yên Minh cấp nông hộ tại xã Na Khê, huyện Yên Minh Nhóm mô hình: CSA theo hướng thâm canh Địa điểm thực hiện: xã Na Khê, huyện Yên Minh Cây trồng chính: Cây hồng không hạt Tổng diện tích: 41,42 ha Thời gian thực hiện: 25 tháng 1. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêu
Hỗ trợ hệ thống cấp nước.
- Xây dựng đập đầu mối lấy nước tại khe suối xóm Mới.
- Xây dựng 01 bể chứa nước theo công nghệ bể bê tông thành mỏng.
- Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước từ đập đầu mối về bể trữ.
Hỗ trợ tưới mặt ruộng.
- Xây dựng tuyến đường ống chính dẫn nước từ bể trữ về khu tưới.
- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1ha lê trình diễn
- Xây dựng hệ thống cấp nước trụ vòi để phục vụ tưới phun mưa cầm tay cho 5,5ha lê còn lại.
2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA
- Hỗ trợ giống, mua sắm vật tư, thiết bị, dụng cụ:
Mua sắm vật tư, thiết bị: Tổ chức đấu thầu, lựa chọn các nhà cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng mô hình (phân bón, dụng cụ chuẩn đoán dinh dưỡng, bình phun, máy cày cầm tay, máy cắt cỏ ...).
- Hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào các vấn đề cụ thể sau:
a) Thiết kế mô hình:
Mô hình sẽ được thiết kế hàng theo đường đồng mức, giữa các hàng có đường công tác, đường phân lô ... đảm bảo thực hiện trồng, chăm sóc, quản lý vườn và thu hoạch quả được dễ dàng.
b) Giống:
Do cây hồng rụng lá mùa đông và trình độ canh tác thấp, ý thức bảo vệ của cộng đồng thấp ... nên khi trồng cây hồng 01 năm tuổi thì tỷ lệ hao hụt cao, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sự thành công của dự án. Vì vậy, giống hồng được sử dụng trong dự án sẽ là giống hồng không hạt Yên Minh, trồng trong bầu to 2 năm tuổi.
c) Quản lý phân bón:
- Phân bón lót: Bên cạch các nguyên nhân chủ quan và khách quan khác, việc không sử dụng hoặc sử dụng phân bón hữu cơ chưa qua xử lý là một trong những nguyên nhân gây bệnh thối rễ, làm tỷ lệ cây chết sau khi trồng rất cao. Vì vậy, dự án sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ bằng các loại chế phẩm sinh học, ngoài tác dụng cung cấp dinh dưỡng loại phân bón này còn đảm bảo cho rễ cây ít có khả năng bị nhiễm bệnh gây thối rễ.
- Phân bón chăm sóc sau trồng (thời kỳ kiến thiết cơ bản):
+ Liều lượng 1 năm/cây: 30 kg phân hữu cơ ủ vi sinh + 0,4kg ure + 0,6 kg lân supe + 0,4kg kaliclorua, chia làm 3 phần bón:
Tháng 2 – 3: Bón 50% đạm ure + 30% kali
Tháng 4 – 5: Bón 50% đạm ure + 40% kali
Tháng 11 – 12: Bón 100% phân hữu cơ ủ vi sinh + 100% lân + 30% kali + Cách bón: Đào rãnh sâu 15 – 20cm theo hình chiếu tán cây, rải đều phân, lấp đất, tưới đủ ẩm.
+ Kết hợp bón phân qua tưới: để giảm công lao động và tăng hiệu quả của phân bón, các loại phân đạm urea và kali sẽ được bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt.
d) Quản lý nước:
Nước được tưới đủ ẩm liên tục sau khi trồng, và vào các giai đoạn khô hạn trong năm (Tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) ít nhất đủ cung cấp cho cây đạt độ ẩm tối thiểu 30 – 45 bar.
Bên cạnh đó, để khắc phục hiện tượng cung cấp nước không đủ vào mùa khô vì một lý do nào đó, đặc biệt là giai đoạn sau trồng và kiến thiết cơ bản. Mô hình cần được bổ sung hạt giữ ẩm, hạt này sẽ dự trữ và cung cấp nước bổ sung giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi hơn.
e) Quản lý sâu bệnh hại:
Thường xuyên theo dõi vườn, đánh giá mức độ gây hại của các loại dịch hại chính, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý đảm bảo các loại dịch luôn ở dưới ngưỡng gây hại. Đặc biệt, chú ý các loại sâu bệnh hại sau:
- Sâu hại: Sâu đo xanh (Agathia sp); Sâu kèn (Crytothelea sp); Câu cấu xanh (Hypomeces squamosus) và Sâu xanh (Helicoverpa armigera Hibber).
- Bệnh hại: Bệnh thán thư (Collectotichum kaki).
f) Cắt tỉa tạo tán: Do người dân địa phương chưa được tiếp cận với kỹ thuật này nên các vườn hồng đã trồng đều không được tạo tán, hậu quả lớn nhất là rất khó thu hoạch quả, nhiều vườn tỷ lệ hao hụt lên đến 50 – 60% số quả trên cây. Vì vậy, sau mỗi đợt lộc, cần tiến hành cắt tỉa, định hình tán cho cây hồng theo dạng chữ Y. Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, giúp quản lý và sản xuất hồng bền vững ở địa phương.
g) Trồng cây trồng xen: Trồng cây trồng xen cải tạo đất, chống xói mòn. Kỹ thuật này sẽ làm tăng độ phì của đất, hạn chế hiện tượng trai cứng do rửa trôi.
3. Tổ chức sản xuất
- Hợp tác xã sản xuất Hồng không hạt Na Khê, thực hiện tiếp nhận và triển khai hoặc phối hợp triển khai các nội dung của dự án.
4.Kế hoạch thực hiệnTT Nội dung thực hiện Dự kiến thời gian thực hiện Ghi chú Năm 2016: 1 Hoàn thiện thiết kế chi tiết và khung kế hoạch thực hiện Trước 31/12 Tư vấn CSA Năm 2017: 1 Phê duyệt các nội dung thực hiện Trước 31/1 Sở NN & PTNT 2 Đấu thầu các gói thầu Trước 28/2 PPMU 3 Mua sắm các máy móc nhỏ, dụng cụ phục vụ sản xuất 1/3 - 30/4 PPMU, HTX 4 Xây dựng, lắp đặt hệ thống tưới 1/3 - 30/4 Đơn vị trúng thầu 5 Trồng mới bổ sung 1/4 – 1/6 HTX, hộ dân 6 Hỗ trợ cải tạo, chăm sóc mô hình 1/1 - 30/12 HTX, hộ dân 7 Hội thảo đầu bờ 10/9 Sở NN&PTNT, HTX, hộ dân, khách mời 8 Đánh giá kết quả thực hiện 20/12 Sở NN & PTNT, PPMU, Tư vấn CSA Năm 2018: 1 Hỗ trợ cải tạo, chăm sóc mô hình 1/1 - 30/12 HTX, hộ dân 2 Hội thảo đầu bờ 10/9 Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, khách mời 3 Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình 25/12 Sở NN & PTNT, PPMU, Tư vấn CSA
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt