-
Kế hoạch thực hiện mô hình
-
Kế hoạch thực hiện Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh
Ngày đăng: 17/03/2017Lượt xem: 3274Tên mô hình: Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh Nhóm mô hình: CSA theo hướng thâm canh Địa điểm thực hiện: xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh Cây trồng chính: Rau an toàn Tổng diện tích: 2 ha Thời gian thực hiện: 25 tháng 1. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêu
Hỗ trợ hệ thống cấp nước.
- Xây dựng trạm bơm cấp nước tưới cạnh suối Bản Vàng để tưới cho 2ha rau
Hỗ trợ tưới mặt ruộng.
- Xây dựng hệ thống tưới phun mưa cho rau ăn lá
- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho rau ăn củ và ăn quả
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác
- Xây dựng tuyến đường điện 3 pha dài 300 từ trạm biến áp về trạm bơm cấp nước
2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA
- Hỗ trợ các máy móc nhỏ, dụng cụ sản xuất: Máy làm đất đa năng, bình phun chế phẩm sinh học, nhãn mác bao bì sản phẩm,...
- Hỗ trợ xây dựng khu sơ chế, đóng gói sản phẩm; Xây dựng bể chứa, thu gom bao bì, vật liệu phế thải độc hại.
- Hỗ trợ hạt giống và vật tư sản xuất.
- Hỗ trợ xây dựng cơ cấu mùa vụ: Mô hình sản xuất rau an toàn 2 ha tại xã Hữu Vinh được chia làm 2 khu, với cơ cấu giống và mùa vụ cụ thể ở bảng 1Bảng 1:Cơ cấu thời vụ cây trồng được lựa chọn sản xuất
tại mô hình CSA rau an toàn xã Hữu VinhTT Khu Diện tích (ha) Cơ cấu cây trồng Giải pháp tưới T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 1 Khu 1 0,8 Cà, cà chua, dưa leo, bí đỏ, bí xanh, mướp Tưới nhỏ giọt Mướp đắng, bí đỏ, dưa lê Cà chua, dưa leo, đậu cô ve, đậu Hà Lan, bầu, bí xanh, bí đỏ, susu, khoai tây 2 Khu 2 1,2 Rau cải các loại, su hào, rau muống, rau dền, rau ngót, rau mồng tơi, rau gia vị. Tưới phun mưa Rau rền, rau muống, rau mồng tơi, rau gia vị Rau cải các loại, su hào, súp lơ, bắp cải, rau gia vị
- Hỗ trợ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn theo VietGAP, cụ thể:
+ Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất: Khu vực sản xuất thuộc Bản Vàng – xã Hữu Vinh, phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của Nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý (Phân tích đất, các mối nguy đều nằm dưới ngưỡng cho phép). Hàng năm, sẽ tiến hành phân tích đất để đánh giá lại các mối nguy.
+ Giống : Các loại giống trong mô hình có nguồn gốc rõ ràng.
+ Quản lý đất mặt ruộng : Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước; Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong khu sản xuất.
Làm đất: các khâu làm đất cơ bản (cày, bừa, lên luống) sẽ được thực hiện bằng máy làm đất đa năng mini.
Mặt ruộng: mặt luống sẽ được che phủ bằng nilon chuyên dụng để hạn chế cỏ dại.
+ Phân bón và chất phụ gia: Từng vụ sẽ có đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, sẽ có biện pháp cắt giảm nguy cơ đó.
Sử dụng phân bón hữu cơ đã qua xử lý ủ vi sinh. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
Sử dụng phân bón vô cơ theo đúng quy trình, không lạm dụng gây tồn dư (đặc biệt là nitrat). Và lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).
Liều lượng và cách bón: Tùy thuộc vào mỗi loại rau, mùa vụ (Quy trình cụ thể tại Phụ lục kèm theo).
+ Nước tưới: Nước tưới cho sản xuất được lấy từ dòng suối chảy phía dưới chân khu sản xuất. Nguồn nước, được phân tích xác định các mối nguy đều ở dưới ngưỡng cho phép. Và sẽ được phân tích, kiểm tra định kỳ theo quy định hiện hành.
Phương pháp tưới: đối với rau ăn lá sẽ sử dụng phương thức tưới phun mưa, và rau ăn quả, củ sẽ sử dụng phương thức tưới nhỏ giọt.
+ Quản lý dịch hại: Các hộ tham gia mô hình sẽ được tập huấn cộng đồng về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM – Intergate Pest Managment), người sản xuất sẽ được đào tạo để trở thành những chuyên gia đồng ruộng, đồng thời họ cũng là những tuyên truyền viên cho các hộ dân khác. Trong đó, tập trung vào:- Nhận diện đối tượng gây hại, quy luật phát sinh phát triển của chúng, từ đó định hướng các biện pháp quản lý hợp lý;
- Thuốc bảo vệ thực vật và nguyên tắc 4 đúng. Chủng loại thuốc ưu tiên sử dụng các loại chế phẩm tự chế (Hướng dẫn phương pháp) từ các sản phẩm sẵn có tại địa phương, như: gừng, tỏi, ớt ... Hoặc các sản phẩm thương mại có nguồn gốc sinh học, thảo mộc ...
Xây dựng kho, thùng chứa bao bì, gom và xử lý tập trung.
Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng).
Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).
Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong rau. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch: Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất
Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. Và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng.
Cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm.
Nước sử dụng cho xử lý rau sau thu hoạch được lấy từ các giếng nước sinh hoạt (đảm bảo an toàn theo quy định).
Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
+ Quản lý và xử lý chất thải: Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm sẽ được dẫn theo đường ống thoát ra mương nước thải.
+ Người lao động: Xây dựng và cung cấp tài liệu về hóa chất Bảo vệ thực vật và kỹ năng ghi chép.
Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất cần được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.
Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam.
Giới tính: ưu tiên sử dụng lao động nam cho các công việc đòi hỏi sức lao động lớn. Tỷ lệ sử dụng lao động nữ khoảng 40%.
+ Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm: Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v…
Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ.
Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
Sản phẩm sản xuất phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.
Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng.
+ Kiểm tra nội bộ: Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần.
Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
+ Khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
Trong trường hợp có khiếu nại, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến và các hộ tham gia mô hình phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
Hỗ trợ chứng nhận VietGAP và tiêu thụ sản phẩm: Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến là đầu mối liên hệ với các đơn vị có chức năng, thẩm quyền chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời là đầu mối giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng.
3. Tổ chức thực hiện
- Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tân Tiến là đơn vị tiếp nhận và tổ chức thực hiện các nội dung của dự án theo Điều lệ hoạt động của HTX, Pháp luật và các yêu cầu của dự án.
4. Kế hoạch thực hiện:Bảng 2: Kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên MinhTT Nội dung thực hiện Dự kiến thời gian thực hiện Ghi chú Năm 2016: 1 Hoàn thiện thiết kế chi tiết và khung kế hoạch thực hiện Trước 31/12 Tư vấn CSA Năm 2017: 1 Phê duyệt các nội dung/hạng mục thực hiện Trước 31/1 Sở NN & PTNT 2 Đấu thầu các gói thầu mua sắm thiết bị, xây lắp,... Trước 30/3 PPMU 3 Mua sắm máy móc nhỏ, dụng cụ phục vụ sản xuất 1/4 - 30/5 PPMU, Đơn vị trúng thầu 4 Xây dựng công trình CSHT, hệ thống tưới mặt ruộng 1/4 - 30/5 Đơn vị trúng thầu 5 Xây dựng nhà thu gom sản phầm, nhà lưới ươm cây con giống 1/5-30/6 Đơn vị trúng thầu 6 Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 1/1 - 30/12 HTX 7 Tổ chức hội thảo đầu bờ 25/6; 20/12 PPMU, HTX, hộ dân 8 Đánh giá kết quả thực hiện mô hình 30/6; 25/12 Sở NN & PTNT, PPMU, HTX, Tư vấn CSA Năm 2018: 1 Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 1/1 - 30/12 HTX 2 Tổ chức hội thảo đầu bờ 25/6; 20/12 PPMU, HTX, hộ dân 3 Đánh giá kết quả thực hiện mô hình 30/6; 25/12 Sở NN & PTNT, PPMU, HTX, Tư vấn CSA 4 Tổng kết đánh giá tổng thể thực hiện mô hình rau an toàn 28/12 Sở NN&PTNT, PPMU, HTX, Tư vấn CSA, khách mời
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:155 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,3 81,3% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 14,2 14,2% |
22 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt