-
Kế hoạch thực hiện mô hình
-
Kế hoạch thực hiện Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan cấp nông hộ tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn
Ngày đăng: 17/03/2017Lượt xem: 1280Tên mô hình: Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan cấp nông hộ tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn Nhóm mô hình: CSA theo hướng thâm canh Địa điểm thực hiện: thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn Cây trồng chính: Cây Lê Đài Loan Tổng diện tích: 6,5 ha Thời gian thực hiện: 27 tháng 1. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêuHỗ trợ hệ thống cấp nước.
- Xây dựng đập đầu mối lấy nước tại khe suối xóm Mới.
- Xây dựng 01 bể chứa nước theo công nghệ bể bê tông thành mỏng.
- Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước từ đập đầu mối về bể trữ.
Hỗ trợ tưới mặt ruộng.
- Xây dựng tuyến đường ống chính dẫn nước từ bể trữ về khu tưới.
- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1ha Lê trình diễn
- Xây dựng hệ thống cấp nước trụ vòi để phục vụ tưới phun mưa cầm tay cho 5,5ha lê còn lại.2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA- Hỗ trợ máy móc nhỏ, dụng cụ sản xuất: Máy làm đất đa năng, máy cắt cỏ, dụng cụ đốn tỉa cây, bình phun chế phẩm sinh học, cáp vận chuyển.
- Hỗ trợ xây dựng mô hình: Các biện pháp kỹ thuật hướng tới giải quyết những khó khăn trong sản xuất đang gặp phải, trong đó tập trung vào các khâu kỹ thuật sau:
a) Hỗ trợ sản xuất giống:
Chủng loại: sử dụng giống Lê Đài Loan, đã được Trung tâm giống cây trồng và gia súc Phó Bảng khảo nghiệm, đánh có triển vọng tại các huyện Vùng cao của tỉnh. Cây giống được sử dụng là cây giống 2 năm tuổi.
b) Thiết kế mô hình: Mô hình sẽ được thiết kế theo hàng dọc từ trên cao xuống thấp, khoảng cách giữa các hố được tính toán tương đối đảm bảo tối thiểu cây cách cây 5 m.
c) Cáp vận chuyển: Khu mô hình được xây dựng trên địa bàn gồ ghề, khó xây dựng thành đường đồng mức, lô, băng rõ ràng ... nên rất khó khăn khi vận chuyển vật tư chăm sóc, cũng như sản phẩm khi thu hái.
Cáp vận chuyển được xây dựng theo hàng dọc từ trên cao xuống thấp. Khoảng cách giữa các cáp tương ứng 5 hàng cây theo chiều dọc.
d) Quản lý phân bón:
- Phân bón lót: sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ bằng các loại chế phẩm sinh học.
- Phân bón vô cơ:
+ Liều lượng 1 năm/cây: 0,6 kg ure + 0,8 kg lân supe + 0,6 kg kaliclorua, chia làm 3 phần bón:
Tháng 2 – 3: Bón 50% đạm ure + 30% kali
Tháng 4 – 5: Bón 50% đạm ure + 40% kali
Tháng 11 – 12: Bón 100% phân vi sinh + 100% lân + 30% kali
+ Cách bón: Dùng dụng cụ (xà beng) chọc 4 – 5 lỗ sâu 15 – 20 cm theo hình chiếu tán cây, rồi bỏ phân vào lỗ, tưới đủ ẩm.
e) Quản lý nước:
Nước được tưới đủ ẩm liên tục sau khi trồng, và vào các giai đoạn khô hạn trong năm (Tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) ít nhất đủ cung cấp cho cây đạt độ ẩm tối thiểu 30 – 45 bar.
f) Quản lý sâu bệnh hại:
Thường xuyên theo dõi vườn, đánh giá mức độ gây hại của các loại dịch hại chính, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý đảm bảo các loại dịch luôn ở dưới ngưỡng gây hại. Đặc biệt, chú ý các loại sâu bệnh hại sau:
- Sâu hại: Sâu kèn (Crytothelea sp); Sâu ăn lá.
- Bệnh hại: Bệnh thán thư (Collectotichum kaki); Bệnh Hắc ting (Thối đen).
g) Cắt tỉa tạo tán: Sau mỗi đợt lộc, tiến hành cắt tỉa, định hình tán cho cây lê phát triển theo kiểu giàn (chữ T).
h) Trồng cây trồng xen: Trồng cây chống xói mòn đất có thể theo băng hoặc theo khu vực.
3. Tổ chức sản xuất
Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp Nông lâm nghiệp Phó Bảng là đơn vị tiếp nhận và tổ chức triển khai các nội dung thực hiện của dựa án.4. Kế hoạch thực hiện
Bảng1: Kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan cấp nông hộ tại TT Phó Bảng, huyện Đồng VănTT Nội dung thực hiện Dự kiến thời gian thực hiện Ghi chú Năm 2016: 1 Hoàn thiện thiết kế chi tiết và khung kế hoạch thực hiện Trước 30/10 Tư vấn CSA 2 Phê duyệt các nội dung thực hiện Trước 30/11 Sở NN & PTNT 3 Đấu thầu các gói thầu 1/12 - 30/12 PPMU Năm 2017: 1 Mua sắm các máy móc nhỏ, dụng cụ phục vụ sản xuất , nhãn mác bao bì sản phẩm 1/1 - 30/2 PPMU, HTX 2 Xây dựng, lắp đặt hệ thống tưới 1/2 - 30/3 Đơn vị trúng thầu 3 Trồng mới bổ sung 1/4 - 30/5 HTX, hộ dân 4 Hỗ trợ cải tạo, chăm sóc mô hình 1/1 - 30/12 HTX, hộ dân 5 Hội thảo đầu bờ 10/9 Sở NN&PTNT, HTX, hộ dân, khách mời 6 Đánh giá kết quả thực hiện 20/12 Sở NN & PTNT, PPMU, Tư vấn CSA Năm 2018: 1 Hỗ trợ cải tạo, chăm sóc mô hình 1/3 - 30/12 HTX, hộ dân 2 Hội thảo đầu bờ 10/9 Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, khách mời 3 Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mô hình 25/12 Sở NN & PTNT, PPMU, Tư vấn CSA Dữ liệu liên quan:- Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn
- Kết quả dự kiến Mô hình thâm canh bền vững sản xuất Lê Đài Loan cấp nông hộ tại thị trấn Phố Bảng, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang
- Kế hoạch thực hiện hợp phần 3 (PCSA) Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt