-
Kế hoạch thực hiện mô hình
-
Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam Sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình
Ngày đăng: 23/03/2017Lượt xem: 1301Tên mô hình: Mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam Sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: xã Yên Hà, huyện Quang Bình Cây trồng chính: Cây cam Sành Tổng diện tích: 80 ha Thời gian thực hiện: 28 tháng 1. Mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam Sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình
Hỗ trợ hệ thống cấp nước:
- Xây dựng đập đầu mối lấy nước tại suối Chộc Tà.
- Xây dựng 03 bể chứa nước tại 3 đỉnh đồi theo công nghệ bể bê tông thành mỏng.
- Xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước từ đập đầu mối về 3 bể trữ.
Hỗ trợ tưới mặt ruộng:
- Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt cho 1,7 ha cam trình diễn.
- Lắp đặt hệ thống cấp nước trụ vòi để tưới phun mưa cầm tay cho diện tích cam còn lại.
2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA- Hỗ trợ vật tư, thiết bị: Hỗ trợ mua thiết bị, vật tư (Máy cắt cỏ, thang nhôm chữ A, kéo cắt cành, cáp vận chuyển, thiết bị chuẩn đoán dinh dưỡng, sâu bệnh, bình phun chất điều tiết sinh trưởng …).
- Hỗ trợ kỹ thuật: tập trung hỗ trợ người sản xuất thực hiện các khâu kỹ thuật sau:
a) Thiết kế bổ sung mô hình, định hình lại mật độ vườn: Tạo đường đồng mức bổ sung (đối với diện tích không trồng theo đường đồng mức);
Định hình lại mật độ: Đối với vườn, khu vực trồng với mật độ quá dày tiến hành tỉa bớt cây, và với những vườn, khu vực trồng có mật độ quá thưa tiến hành trồng bổ sung; Những cây bị sâu bệnh hại nặng, giống bị thoái hóa tiến hành loại bỏ, trồng thay thế …. đảm bảo mật độ hợp lý khoảng 4m x 4m (620 cây/ha).
Xác định nhu cầu phù hợp tiến hành trồng xen các loại cây dược liệu có khả năng chịu bóng dưới tán hoặc chống xói mòn ở các vị trí dễ tạo dòng chảy bề mặt. Và bố trí trồng xen ổi có tác dụng xua đuổi rầy chổng cánh (môi giới truyền bệnh Greening).
b) Quản lý dinh dưỡng
Sử dụng phân bón hữu cơ: sử dụng phân bón hữu cơ đã được ủ vi sinh, liều lượng 30 kg/cây.
Sử dụng phân bón vô cơ: Thực hiện bón phân theo sản lượng quả năm trước, lượng phân bón đa lượng cần bổ sung được tính toán qua bảng sau:
Bảng 1: Liều lượng phân bón đa lượng cần bón cho cây cam giai đoạn sản xuất kinh doanh tại mô hình xã Yên HàTuổi cây (năm)
hoặc năng suất (kg)NP2O5K2OGhi chúCây trưởng thành (40kg)500250375Tất cả các công thức bón đều sử dụng bổ sung 1 kg vôi bột/gốc hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào pH đất (được đo bằng pH met)Cây trưởng thành (60kg)600300450Cây trưởng thành (90kg)800400600Cây trưởng thành (120kg)1.000500750Cây trưởng thành (150kg)1.200600900
Phân được chia thành 4 lần bón, như sau:+ Bón phân lần 1: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, 30% đạm, vôi bột, lân;+ Bón phân lần 2: bón 30% đạm + 30% kali;
+ Bón phân lần 3: bón 40% đạm + 40% kali;+ Bón phân lần 4: toàn bộ lượng phân còn lại.Đối với hiện tượng thiếu hụt hoặc dư thừa cục bộ yếu tố dinh dưỡng nào đó: Thực hiện quan sát thực tế tại vườn, đánh giá sự thiếu hụt hoặc dư thừa của yếu tố dinh dưỡng nào đó theo trực quan và đưa ra biện pháp, liều lượng bổ sung hoặc hạn chế hợp lý. Trong trường hợp, có sự nghi ngờ về sự trùng lặp triệu chứng thì lấy mẫu lá phân tích để khẳng định lại.
c) Quản lý ẩm độ (nước):
Dựa vào nhu cầu về nước của từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trong năm. Đánh giá khả năng cung cấp nước từ tự nhiên, bằng việc sử dụng dụng cụ đo độ ẩm đất. Xác định độ ẩm của đất bằng trương lực kế (đơn vị tính “Bars” = 0,987atm hay tương đương cột nước 1kg/cm2). Nếu độ ẩm đất không đạt yêu cầu của cây thì bắt đầu tưới, và tưới liên tục đến khi độ ẩm đất đạt yêu cầu (độ ẩm tối hảo) thì dừng lại.
d) Quản lý dịch hại:
Định kỳ theo dõi sự phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại. Khi có sự xuất hiện của đối tượng dịch hại nào đó, sử dụng các biện pháp dự tính – dự báo để xác nguy cơ bùng phát số lượng gây hại … Từ đó, đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời. Và các biện pháp phòng trừ sẽ được thực hiện theo nguyên tắc của Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây cam (IPM).
e) Quản lý cỏ dại:
Sử dụng các biện pháp cơ giới (thủ công hoặc máy móc) làm sạch cỏ dại trên bề mặt vườn sản xuất. Sau đó, dùng nilon che phủ chuyên dụng hoặc vật liệu che phủ hợp lý khác che toàn bộ hoặc gần toàn bộ bề mặt.
f) Cắt tỉa, tạo tán:
Nguyên tắc, cây sẽ được hạ thấp tán và dạng tán hình dù.
Đối với diện tích đã được tạo tán: Sau vụ thu hoạch quả dùng cưa, kéo chuyên dụng, cắt bỏ những cành mọc không hợp lý, cành sâu bệnh, cành sinh trưởng kém, cành vô hiệu ... Sau khi cắt dùng nước vôi đặc quét vào các vết cắt lớn để tránh sâu bệnh xâm nhập gây hại.
Đối với diện tích chưa được cắt tỉa, tạo tán: lựa chọn 4 cành cấp 1 phân bố đều về 4 hướng để lại, và cắt bỏ toàn bộ số cành còn lại. Trên cành cấp 1 để lại, cắt bỏ các cành cấp 2 mọc xuôi, chỉ để lại những cành cấp 2 phân bố sang 2 bên. Đối cành cấp 2 mọc thẳng có thể dùng dây go vít sang 2 bên, đảm bảo không đan xen với các cành để lại khác hoặc có thể cắt bỏ (tùy thuộc vào mật độ cành cụ thể trên cây).
g) Kỹ thuật làm tăng khả năng ra hoa, đậu quả:
Đối với những vườn do bón phân không cân đối, tiến hành quan trắc trực tiếp hoặc lấy mẫu lá, đất phân tích nhanh xác định yếu tố thiếu hụt hoặc dư thừa rồi đưa ra biện pháp điều chỉnh thích hợp (phun phân bón qua lá bổ sung)
Đối với những năm gặp điều kiện bất thuận:
+ Nếu mưa nhiều về cuối năm: Để làm tăng khả năng phân hóa mầm hoa, tùy vào từng điều kiện cụ thể có thể sử dụng các biện pháp gây tress cho (khoanh cành, chặn rễ) hoặc phun bổ sung các chất điều tiết có tác dụng làm tăng khả năng ra hoa (các chế phẩm có bản chất KNO3) và tăng cường bón lân.
+ Nếu hạn nhiều vào giai đoạn ra hoa, đậu quả: Ngoài việc bổ sung nước tưới kịp thời, có thể sử dụng phân bón vi lượng bổ sung làm giảm nguy cơ thiếu Bo.
+ Nếu mưa nhiều vào giai đoạn nở hoa: Phun hoặc bón bổ sung Bo thuần để tăng sức sống của hạt phấn, giúp tăng khả năng thụ tinh, giảm tỷ lệ rụng quả non. Bên cạnh đó cũng có thể tiến hành khoanh cành sau đậu quả, cũng có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả non.
h) Kỹ thuật thu hoạch và xử lý sau thu hoạch:
Thời điểm thu hoạch: Ưu tiên thu hoạch vào những ngày nắng ráo, ẩm độ thấp. Quả nên được thu hoạch ngay sau khi sương bốc hết. Vào ngày trời u ám, nhiều mây thì ưu tiên thu hoạch vào buổi chiều. Không thu hoạch vào những ngày trời mưa.
Thùng chứa dùng cho thu hoạch: Thùng chứa dùng cho quả mới thu hoạch phải chắc chắn, có thông gió tốt (Quả đựng trong thùng dẻo có xu hướng và chạm vào nhau gây ra các vết bầm, xước … gây thối quả ngay sau đó 1 – 2 ngày). Đáy thùng chứa cần được lót bằng giấy báo hoặc rơm rạ khô sạch, bao tải nilon sạch.
Phân loại quả: Quả thu hoạch, trước khi cho vào thùng cần được phân loại theo kích cỡ. Quả cùng kích cỡ sẽ được đóng cùng một thùng sẽ tiện cho việc đóng gói, giảm va chạm, cũng như dễ dàng định giá sản phẩm.
Xử lý sau thu hoạch: Sau khi quả được phân loại, loại bỏ những quả có vết bầm dập, xước tiến hành thanh trùng bằng Alcoloit và bọc quả bằng lớp màng bán thấm BQE hoặc Chitosan. Bọc quả bằng túi bọc và dán nhãn trước khi đóng thùng.
3. Tổ chức thực hiệnHợp tác xã Xuân Khu, là đơn vị tiếp nhận và tổ chức triển khai các nội dung của Dự án.
4. Dự kiến hiệu quảBảng 2: Kế hoạch thực hiện mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang BìnhTTNội dung thực hiệnDự kiến thời gian thực hiệnGhi chúIMô hình Nâng cao năng lực và hỗ trợ Trung tâm Giồng cây trồng và Gia súc Phó Bảng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khu vực.Năm 20161Hoàn thiện thiết kế chi tiết và khung kế hoạch thực hiệnTrước 30/9Tư vấn CSA2Phê duyệt các nội dung/hạng mục thực hiệnTrước 30/10Sở NN & PTNT3Đấu thầu các gói thầu mua sắm thiết bị, xây lắp,...Trước 30/11PPMU4Thiết kế bổ sung mô hìnhTháng 12HTX, hộ dân5Cắt tỉa định hình tán, cắt tỉa thường xuyênTháng 11 - 12HTX, hộ dân6Bón phân sau thu hoạch, chuẩn bị phân hóa mầm hoaTháng 12HTX, hộ dân7Chăm sóc thường xuyên (tưới nước,theo dõi và xử lý sâu bệnh hại, xử lý các vấn đề phát sinh)Định kỳ theo dõi vườnHTX, hộ dân8Cắt tỉaSau thu hoạch (tháng 1) và định kỳ 3 tháng/lầnHTX, hộ dân9Bón phânTháng 12HTX, hộ dânNăm 20171Mua sắm máy móc nhỏ, dụng cụ phục vụ sản xuất, vật tư, phân bónTháng 12/2016 – t1/2017PPMU, Đơn vị trúng thầu2Làm cỏ, vệ sinh vườnTháng 1HTX, hộ dân3Bón phânTháng 3, 5, 7 -8HTX, hộ dân4Tưới nướcĐịnh kỳ theo nhu cầu từng giai đoạn của câyHTX, hộ dân5Quản lý sâu bệnh hạiĐịnh kỳHTX, hộ dân6Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩmTháng 11, 12HTX, hộ dânNăm 20181Cắt tỉaSau thu hoạch (tháng 1) và định kỳ 3 tháng/lầnHTX, hộ dân2Bón phânTháng 01; T3,4; T6; T8,9HTX, hộ dân3Làm cỏ, vệ sinh vườnTháng 1 và định kỳHTX, hộ dân4Tưới nướcĐịnh kỳHTX, hộ dân5Quản lý sâu bệnh hạiĐịnh kỳHTX, hộ dân6Thu hoạch và tiêu thụ sản phẩmTháng 11, 12HTX, hộ dân7Hội thảo đầu bờ về sản xuất cam theo CSATháng 9Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, Tư vấn CSA8Hội thảo về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩmTháng 11Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, Tư vấn CSADữ liệu liên quan:- Mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp phía Nam
- Tiêu chí lựa chọn các mô hình CSA tỉnh Hà Giang
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Kế hoạch thực hiện hợp phần 3 (PCSA) Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt