-
Kế hoạch thực hiện mô hình
-
Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA trồng mới giống cam Sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
Ngày đăng: 23/03/2017Lượt xem: 2017Tên mô hình: Mô hình CSA trồng mới giống cam Sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang Cây trồng chính: Cây cam Sành Tổng diện tích: 80 ha Thời gian thực hiện: 28 tháng 1. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêuHỗ trợ hệ thống cấp nước
- Xây dựng trạm bơm cấp nước để bơm nước từ suối Bản Tàn lên bể trữ.
- Xây dựng bể trữ nước theo công nghệ bể bê tông thành mỏng tại đỉnh đồi
- Xây dựng hệ thống đường ống cấp nước từ trạm bơm đến bể trữ.
Hỗ trợ hệ thống tưới mặt ruộng
- Xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt cho 5ha cam trình diễn
- Xây dựng hệ thống cấp nước trụ vòi để tưới phun mưa cầm tay cho 15ha cam còn lại.
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng khác
- Xây dựng đường điện 3 pha để cấp điện cho trạm bơm cấp nước.2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA- Hỗ trợ máy móc nhỏ, dụng cụ sản xuất: Máy cắt cỏ, dụng cụ cắt tỉa, dụng cụ canh tác, bình phun chế phấm sinh học, dụng cụ dự tính, dự báo...
- Hỗ trợ kỹ thuật, tập trung vào các khâu sau:
a) Giống:
Giống được sử dụng là giống cam sành sạch bệnh, cây ghép 2 năm tuổi trồng trong bầu to (kích thước 22 x 30 cm).
b) Thiết kế mô hình:
Mô hình được thiết kế trồng theo băng, lô. Mật độ 4 x 4 m (620 cây/ha).
Giữa các hàng, băng, lô thiết kế trồng xen ổi và cây họ đậu.
c) Quản lý phân bón:
Phân bón hữu cơ: sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh, liều lượng 30kg/cây/năm.
Phân bón vô cơ: lượng phân bón vô cơ, được tính theo bảng 4 – 10.
Bảng 1: Liều lượng phân bón đa lượng cần bón cho cây cam giai đoạn kiến thiết cơ bản tại mô hình xã Trung ThànhTuổi cây (năm)N (gr)P2O5 (gr)K2O (gr)Ghi chúCây mới trồng/tơ (1-3)757575Tất cả các công thức bón đều sử dụng bổ sung 1 kg vôi bột/gốc, hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào pH đất (đo cụ thể bằng pH met)Cây mới trồng/tơ (4-5)150150150Thời gian bón: chia làm 4 đợt:
Bón lót: ngay sau khi đào hố, bón toàn bộ lượng phân hữu cơ vi sinh, lân và vôi bột.
Bón thúc lần 1 (Vào tháng 4 – 5): Đạm Ure + Kali
Bón thúc lần 2 (Vào tháng 8 – 9): Đạm Ure + Kali
Bón thúc lần 3 (Vào tháng 11, kết hợp với bón cơ bản năm sau): Đạm Ure + Kali.
d) Quản lý độ ẩm:
Dựa vào nhu cầu về nước của từng thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây trong năm. Đánh giá khả năng cung cấp nước từ tự nhiên, bằng việc sử dụng dụng cụ đo độ ẩm đất. Xác định độ ẩm của đất bằng trương lực kế (đơn vị tính “Bars” = 0,987atm hay tương đương cột nước 1kg/cm2).
Nếu độ ẩm đất không đạt yêu cầu của cây thì bắt đầu tưới, và tưới liên tục đến khi độ ẩm đất đạt yêu cầu (độ ẩm tối hảo) thì dừng lại.
e) Cắt tỉa, tạo tán:
Sau khi trồng 1 tháng, dùng kéo cắt bỏ ngọn cây và các mầm quanh thân.
Sau đợt lộc thứ nhất thành thục, dùng kéo cắt bỏ cành sâu bệnh, cành mọc yếu. Từ ngọn xuống, lựa chọn 3 cành cấp 1 mọc khỏe phân bố đều về 3 hướng để lại, và cắt bỏ hết toàn bộ cành còn lại. Đồng thời, cắt bỏ ngọn các cành cấp 1 để lại.
Sau đợt lộc thứ 2 thành thục, để lại những cành cấp 2 mọc ngang sang 2 bên, cắt bỏ những cành mọc xuống hoặc cành mọc thẳng. Đồng thời, cắt bỏ ngọn các cành cấp 2 để lại.
Sau đợt lộc thứ 3 thành thục, tiếp tục thực hiện như cành cấp 2. Đến đợt lộc tiếp thứ 4, chỉ cắt bỏ cành sâu bệnh, cành mọc xuống, cành vượt, và không cắt ngọn.
f) Quản lý dịch hại:
Định kỳ theo dõi sự phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại. Khi có sự xuất hiện của đối tượng dịch hại nào đó, sử dụng các biện pháp dự tính – dự báo để xác nguy cơ bùng phát số lượng gây hại … Từ đó, đưa ra biện pháp phòng trừ kịp thời. Và các biện pháp phòng trừ sẽ được thực hiện theo nguyên tắc của Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp trên cây cam (IPM).
g) Quản lý cỏ dại:
Sử dụng các biện pháp cơ giới (thủ công hoặc máy cắt cỏ) làm sạch cỏ dại trên bề mặt vườn sản xuất. Sau đó, dùng nilon che phủ chuyên dụng hoặc vật liệu che phủ hợp lý khác che toàn bộ hoặc gần toàn bộ bề mặt.
h) Trồng xen:
Trồng xen ổi giúp xua đuổi rầy chổng cánh, phòng bệnh Greening và tạo nguồn thu nhập sớm khi cam chưa cho quả.
Giữa các hàng, băng thực hiện trồng xen cây họ đậu (lạc, đỗ tương).
3. Tổ chức sản xuấtHợp tác xã sản xuất, dịch vụ nông lâm nghiệp Hương Cam là đơn vị tiếp nhận và tổ chức triển khai các nội dung của dự án.
5. Kế hoạch thực hiệnBảng 2: Kế hoạch thực hiện mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tạo xã Trung Thành, huyện Vị XuyênTTNội dung thực hiệnDự kiến thời gian thực hiệnGhi chúNăm 20171Hoàn thiện thiết kế chi tiết và khung kế hoạch thực hiệnTrước 28/2Tư vấn CSA2Phê duyệt các nội dung thực hiệnTrước 30/3Sở NN & PTNT3Đấu thầu các gói thầuTrước 30/4PPMU4Mua sắm các máy móc nhỏ, dụng cụ phục vụ sản xuất, vật tư, phân bón, cây giốngTháng 5 – tháng 6PPMU, HTX, đơn vị trúng thầu5Xây dựng các công trình CSHT, hẹ thống tưới tiêuTháng 5 – tháng 6Đơn vị trúng thầu6Chuẩn bị đất trồngTháng 12HTX, hộ dân7Đào hố, bón lótTháng 12HTX, hộ dânNăm 20181Trồng cây conTháng 1, 2HTX, hộ dân2Bón phânTháng 4,5; T8,9; T11HTX, hộ dân3Làm cỏ, vệ sinh vườnTháng 4, định kỳHTX, hộ dân4Tưới nướcT1 – T12HTX, hộ dân5Quản lý sâu bệnh hạiĐịnh kỳHTX, hộ dân6Cắt tỉa, tạo tánTháng 11, 12HTX, hộ dân7Hội thảo đầu bờ về sản xuất cam theo CSATháng 9Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, Tư vấn CSA8Hội nghị tổng kết đánh giá kết quả thực hiện mô hìnhTháng 12Sở NN & PTNT, HTX, hộ dân, Tư vấn CSADữ liệu liên quan:- Mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp phía Nam
- Tiêu chí lựa chọn các mô hình CSA tỉnh Hà Giang
- Kết quả lựa chọn các mô hình CSA dựa trên các tiêu chí ở Hà Giang
- Kế hoạch thực hiện hợp phần 3 (PCSA) Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt