-
Mô hình thực hiện
-
Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang
Ngày đăng: 26/04/2017Lượt xem: 1782Tên mô hình: Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang Nhóm mô hình: CSA theo hướng thâm canh Địa điểm thực hiện: Xã Hữu Vĩnh, huyện Yên Minh, Hà Giang Cây trồng chính: Rau an toàn Tổng diện tích: 2 ha Thời gian thực hiện: 25 tháng
Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sản xuất nông nghiệp tại xã Hữu Vĩnh, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộiHữu Vinh là xã miền núi, nằm ở phía Đông huyện Yên Minh. Có tổng diện tích tự nhiên là 2.800,88 ha, gồm 13 thôn bản;phía Bắc và phía Đông của xã tiếp giáp với huyện Đồng Văn; phía Nam giáp với xã Đông Minh; phía Tây Nam giáp với xã Sủng Thài và thị trấn Yên Minh. Xã Hữu Vinh có vị trí địa lý tương đối thuận lợi cho giao thương do năm trên quốc lộ 4C, con đường kết nối các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với thành phố Hà Giang. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng nông thôn còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống giao thông nội xã, thuỷ lợi…vv là những yếu tố hạn chế khả năng phát triển kinh tế của xã trong thời gian qua.
Xã Hữu Vinh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu của xã được chia làm hai mùa chính: Mùa mưa: bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 với đặc trưng là nóng, ẩm, mưa nhiều, lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng. Tập trung nhiều nhất vào các tháng 6, 7, 8 với lượng mưa bình quân 212 mm/tháng, các tháng mùa mưa thường đi kèm với nền nhiệt độ cao. Mùa khô: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa khô có khí hậu lạnh, ít mưa, lượng mưa bình quân 44,5 mm/tháng. Nhiệt độ trung bình trong năm 28,80C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 37,30C, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 1,00C, độ ẩm không khí dao động trong khoảng từ 78%-85%.
Chế độ thuỷ văn của xã phụ thuộc chủ yếu vào lưu lượng và mực nước của các suối lớn chảy qua địa bàn như: Lũng Thầu, Nà Hảo - Bản Chang... do hầu hết các dòng suối đều là đầu nguồn, độ dốc lớn nên thường bị lũ lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
Tổng số dân trong toàn xã năm 2015 là 3898 người, với số lao động trong độ tuổi là 2.198, chiếm 56,5% tổng dân số, trong đó: Số lao động nữ là 1.115 và số lao động nam là 1.083.
Điều kiện đất đai: Toàn xã có 1539,9ha đất nông nghiệp, chiếm 55% tổng diện tích đất tự nhiên của xã, trong đó: đất trồng cây hàng năm là 1382,1ha, đất trồng cây ăn quả là 157,8ha. Ngoài ra, còn có 832,2ha đất rừng lâm nghiệp, chiếm 29,7 % tổng diện tích đất trong toàn xã.
Diện tích sản xuất cây thực phẩm đạt khoảng 341,5 ha chiếm hơn 20% diện tích sản xuất nông nghiệp của toàn xã. Trong đó, diện tích trồng rau các loại là 202 ha; diện tích trồng cây đậu các loại (đậu cô ve, đậu đũa,....) là 128,5 ha; và diện tích trồng khoai tây là11 ha. Mùa khô (tháng 10 – tháng 4) kéo dài, đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất rau vào vụ đông tại địa phương.2. Hiện trạng sản xuất tại khu mô hình- Khu lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất rau an toàn có tưới với diện tích 2 ha thuộc thôn Tân Tiến của xã Hữu Vinh nằm tiếp giáp với quốc lộ 4C, đất đai khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Hiện tại, mô hình có 26 hộ dân canh tác, diện tích trung bình mỗi hộ từ 700 – 1.200m2.
- Về thời vụ gieo trồng các loại rau tại khu lựa chọn thực hiện mô hình canh tác theo 03 vụ trồng chính là:
+ Vụ xuân (tháng 2 – 6): Chỉ khoảng 20% diện tích của khu mô hình được sử dụng để trồng các loại rau như su hào, bắp cải, cà chua, dưa chuột. Diện tích còn lại được sử dụng để canh tác ngô và lúa.
+ Vụ hè (tháng 6 – 10): khoảng 20% diện tích được trồng các loại rau như rau muống, rau mồng tơi, rau ngót, mướp đắng, bí đỏ. Còn lại là diện tích canh tác lúa.
+ Vụ Đông (tháng 11 – 2): 100% diện tích được trồng rau các loại như su hào, bắp cải, súp lơ, rau cải các loại, dưa chuột, cà chua.
Hiện tại, canh tác rau trên khu đất lựa chọn giống cây trồng hoàn toàn mang tính tự phát. Hình thức, chủng loại rau trồng tại đây phụ thuộc vào thị trường, khả năng đầu tư sản xuấtvà quỹ đất của nông hộ. Sản xuất rau tại khu cánh đồng không theo quy hoạch, diện tích các loại rau, màu đan xen nhau. Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến quá trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và cung cấp nước tưới đồng bộ cho sản xuất khu vực trên. Do vây, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và tạo ra sản phẩm lớn cung cấp cho thị trường, rất cần thiết phải quy hoạch sản xuất rau theo từng khu trồng tập trung và chuyên canh theo vụ.
- Kỹ thuật canh tác rau: Hầu hết người dân trong vùng trồng rau đều dựa vào kinh nghiệm sản xuất, chưa tiếp cận được các kỹ thuật mới như phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM), sản xuất rau an toàn.
- Nguồn nước tưới: Hiện nay, hầu hết các hộ trồng rau trong khu lựa chọn đều sử dụng nước tưới từ suối và nước giếng đào. Qua đánh giá sơ bộ, nguồn nước tưới này có khả năng đảm bảo sản xuất rau đạt tiêu chuẩn rau an toàn, rau sạch hoặc rau VietGAP tuy nhiên cần có hệ thống kênh mương dẫn nước, chứa nước để đảm bảo canh tác trong mùa khô (tháng 11 – tháng 4).
- Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất rau tại xã là chưa có, người dân chủ yếu sử dụng các công cụ lao động thô sơ trong suốt quá trình canh tác rau, từ làm đất, lên luốn, gieo trồng, bón phân, phun thuốc sâu, thu hoạch. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng như đường nội đồng, mặt bằng đồng ruộng, … chưa đảm bảo điều kiện để đưa máy móc vào sản xuất đồng bộ.
- Sơ chế bảo quản: chưa thực hiện công tác sơ chế bảo quản sau thu hoạch.
- Nguồn cung ứng giống rau: Các hộ dân chủ yếu tự mua giống rau tại các chợ có nguồn gốc giống không rõ ràng.
- Tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm rau được tiêu thụ một các tự phát dưới hai hình thức: Một là các hộ mang sản phẩm đến thị trường tiêu thụ (chủ yếu là thị trấn Yên Minh), chiếm tới 70% sản lượng rau sản xuất ra. Hai là các hộ dân bán cho thương lái thu gom tại ruộng, sau đó các thương lái mang sản phẩm rau cung cấp cho thị trường tại Yên Minh và Đồng Văn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau sản xuất ra.
Hình 1: Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh3. Hiện trạng tưới tiêu, cơ sở hạ tầng tại khu mô hìnhHiện trạng giao thông
Khu mô hình nằm cách quốc lộ 4C 1km, cách ủy ban xã Hữu Vinh 2km, cách thị trấn Yên Minh 4km. Đường vào khu mô hình đi từ quốc lộ 4C là đường bê tông rộng 3m. Vị trí mô hình rất thuận tiện cho việc học tập và thăm quan cũng như sản xuất và bán sản phẩm.
Hiện trạng tưới.
Mô hình nằm ngay cạnh suối Bản Vàng, có nguồn nước ổn định. Tuy nhiên, trong mô hình lại chưa có hệ thống kênh mương thủy lợi tưới tiêu nào. Hiện tại, người dân cách tác tại đây vẫn gách nước từ suối lên hoặc dùng máy bơm điện để tưới.
Hiện trạng điện.
Cách mô hình 300m đã có trạm biến áp với công suất 100KVA.4. Những khó khăn thuận lợi để thực hiện mô hình CSA:* Thuận lợi:
- Xã Hữu Vinh có địa bàn tiếp giáp với thị trấn Yên Minh, và trục đường đi Đồng Văn, Mèo Vạc rất thuận lợi để tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là trong mùa du lịch.
- Người dân đã có kinh nghiệm canh tác và tiêu thụ rau vụ đông.
- Mô hình được chọn cạnh suối có khả năng đủ cung cấp tưới tiêu chủ động cho thực hiện các kỹ thuật canh tác mới.
- Mô hình gần trung tâm của xã Hữu Vinh huyện Yên Minh, thuận lợi cho thăm quan học tập, hội thảo hôi nghị, học tập cộng đồng để nhân rộng mô hình.
- Khu mô hình nằm trong quy hoạch phát triển rau an toàn của huyện, chính quyền địa phương đã và đang quan tâm định hướng xây dựng thành vùng sản xuất rau hàng hóa.
* Khó khăn cần giải quyết
- Hoạt động sản xuất của người dân vẫn mang tính tự phát, chưa có sự liên kết giữa các hộ sản xuất cũng như kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng nên chưa chủ động được thời vụ và chủng loại rau sản xuất ra.
- Khu mô hình chưa có hệ thống tưới, tiêu. Nước tưới được gánh thủ công từ dòng suối phía dưới mô hình.
- Kỹ thuật canh tác của các hộ dân chủ yếu dựa trên kinh nghiệm sản xuất. Người dân chưa năm được các kỹ thuật sản xuất rau mới sản xuất rau an toàn, rau sạch, rau VietGAP, kỹ thuật phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
- Chưa áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất để giải phóng sức lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
- Chưa hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm bền vững, nên người dân chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả khi sản xuất ở quy mô lớn.
- Chưa có tổ chức điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Chưa hình thành liên kết 4 nhà (nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà nông, nhà khoa học) trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Bài viết: Kế hoạch thực hiện
Bài viết: Kết quả dự kiếnDữ liệu liên quan:- Kế hoạch thực hiện Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh
- Kết quả dự kiến Mô hình thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ tại xã Hữu Vinh, huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang
- Tiêu chí lựa chọn các mô hình CSA tỉnh Hà Giang
- Kết quả lựa chọn các mô hình CSA dựa trên các tiêu chí ở Hà Giang
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt