-
Mô hình thực hiện
-
Mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp phía Nam
Ngày đăng: 02/05/2017Lượt xem: 1654Tên mô hình: Mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp phía Nam Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên Cây trồng chính: Cây cam Sành Tổng diện tích: 80 ha Thời gian thực hiện: 28 tháng Dưới đây là điều kiện tự nhiên, hiện trang sản xuất, hiện trạng tưới tiêu... của mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp hía Nam (Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên)1. Điều kiện tự nhiên- Vùng phân bố của cây cam Sành Hà GiangKhu vực xây dựng các mô hình CSA về cây cam Sành Hà Giang thuộc phạm vi địa giới hành chính của 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, thuộc phía Nam của tỉnh Hà Giang có tọa độ địa lý từ 22O 09’ đến 23O 03’ Vĩ độ Bắc và từ 104O 26’ đến 105O 09’ Kinh độ Đông;Khu vực xây dựng các mô hình CSA về cây cam Sành Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên là 338.586,7 ha với 62 đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó huyện Bắc Quang có 109.873,69 ha; huyện Quang Bình có 79.188,04 ha và huyện Vị Xuyên có 149.524,99 ha. Trên địa bàn vùng nghiên cứu có các tuyến Quốc lộ 2, Quốc lộ 279; Tỉnh lộ 178, Tỉnh lộ 183 chạy qua.Các huyện trong vùng dự án tuy là những huyện miền núi thuộc phía nam của tỉnh Hà Giang, nhưng có địa hình thấp hơn các huyện khác trong tỉnh. Đây là khu vực trồng cam tập trung, có chất lượng quả cam cao, bao gồm 38 xã thuộc 3 huyện Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên. Vùng nghiên cứu có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu với các trung tâm kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh.
- Địa hình, địa mạo
Các huyện trong vùng xây dựng dự án là những huyện miền núi thấp của tỉnh Hà Giang, toàn vùng có thể chia thành 3 dạng địa hình chính như sau:
+ Địa hình núi cao trung bình
+ Địa hình đồi núi thấp
+ Địa hình thung lũng
- Thủy văn, sông ngòi
Vùng dự án các huyện phía Nam của tỉnh Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông và suối nhỏ, trong đó sông Lô là lớn nhất, đoạn chảy qua vùng nghiên cứu dài khoảng 50 km, các sông nhỏ hơn có sông Con, sông Bạc, sông Sảo. Ngoài ra, còn có nhiều khe suối chủ yếu chỉ có nước vào mùa mưa và có khả năng cung cấp nước tưới bổ sung cho sản xuất vụ hè thu.- Khí hậuKhí hậu của tỉnh Hà Giang mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa kết hợp với khí hậu á nhiệt đới vùng núi cao, có mùa đông lạnh kéo dài, lạnh nhất từ tháng Mười Hai đến tháng Một năm sau. Mùa hè nóng, mưa nhiều, nóng nhất vào tháng Bảy và tháng Tám. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,22oC (cao nhất là 40OC, thấp nhất là 2,2oC). Biên độ dao động nhiệt độ trong trong ngày từ 6 - 7oC. Tổng lượng nhiệt trong năm từ 8.300 - 8.500oC.Hiện trạng tưới tiêu chia theo 3 huyện (Chi tiết xem ở file đính kèm)
- Đặc điểm đất đai (thổ nhưỡng)
Diện tích trồng cam sành tại Hà Giang tập trung chủ yếu trên Nhóm đất đỏ vàng (F) với diện tích là 3.852,38 ha, chiếm 92,64 % diện tích điều tra (DTĐT), các Nhóm đất khác chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ như: Đất phù sa (P) có 237,03 ha chiếm 5,70 % DTĐT; Đất thung lũng có diện tích là 68,92 ha, chiếm 1,66% DTĐT.
2. Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại khu mô hình
Qua khảo sát cho thấy, các mô hình trồng cam tại khu vực vùng thấp phía Bắc tỉnh Hà Giang đều được trồng bằng cành chiết giống Cam sành Hà Giang. Độ tuổi cây trung bình từ 8 – 10 năm tuổi chiếm 70% diện tích, và khoảng 30% diện tích có độ tuổi 15 – 18 năm. Mật độ trồng tại các mô hình dao động từ 700 – 800 cây/ha. Riêng tại mô hình trồng cam xã Yên Hà, huyện Quang Bình các hộ sản xuất ở đây đã tham gia trong Tổ hợp tác sản xuất cam theo hướng VietGAP. Tuy nhiên, việc thực hiện còn chưa thực sự chặt chẽ, nhiều hộ chỉ đăng ký tham gia nhưng không thực hiện, hoặc nhiều hộ thực hiện nhưng chưa đầy đủ một số khâu, kỹ thuật sử dụng còn mang nặng tính chủ quan, theo kinh nghiệm là chính.
3. Hiện trạng tưới tiêu, cơ sở hạ tầng khu mô hình
Tệp đính kèm:
Mô hình CSA sản xuất cam sành Hà Giang theo hướng CĐM tại 3 huyện vùng thấp phía Nam.pdfDữ liệu liên quan:- Kết quả dự kiến Mô hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Vĩ Thượng huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
- Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại thôn Hạ, xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, Hà Giang
- Kết quả dự kiến Mô hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Vĩ Thượng huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
- Biểu mẫu theo dõi tiến độ lớp FFS đợt 3 2017
- Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam Sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang
- Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA trồng mới giống cam Sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang
- Kế hoạch thực hiện Mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam Sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình
- Tiêu chí lựa chọn các mô hình CSA tỉnh Hà Giang
- Kết quả lựa chọn các mô hình CSA dựa trên các tiêu chí ở Hà Giang
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Yên Hà, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang
- Báo cáo thiết kế mô hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Vĩ Thượng huyện Quang Bình tỉnh Hà Giang
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt