-
Kế hoạch thực hiện
-
Mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng, tại huyện Tam Nông
Ngày đăng: 24/05/2017Lượt xem: 1820Tên mô hình: Sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: Xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Cây trồng chính: Lúa Tổng diện tích: 19,5 ha Thời gian thực hiện: 28 tháng Kế hoạch thực hiện Mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng, tại huyện Tam Nông.1. Hỗ trợ cải tạo, xây dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống tưới tiêu.- San ủi mặt bằng toàn bộ diện tích khu mô hình gồm 19,5 ha, chia thành 5 tiểu khu bao gồm 13 ô ruộng nhỏ. Khối lượng bóc hữu cơ dày trung bình 20cm được tập kết lại, tiến hành san tới cao độ thiết kế bằng các loại máy cơ giới. Sau khi san các ô thửa tới cao độ thiết kế tiến hành san rải trả lớp hữu cơ đã bóc.- Hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng đồng ruộng:Kênh tiêu: Xây dựng mới 14 tuyến kênh tiêu bằng đất với tổng chiều dài khoảng 3.000m, kích thước mặt cắt B x H giao động từ 0,3 x 0,3 đến 0,6 x 0,6 để đảm bảo việc tiêu thoát nước cho toàn bộ khu ruộng. Cống qua đường đường thiết kế và bố trí trên kênh.Kênh tưới: Xây dựng mới 13 tuyến kênh tưới kết cấu bê tông với tổng chiều dài khoảng 3.000m, kích thước mặt cắt BxH giao động từ 0,3 x 0,4 đến 0,4 x 0,5 m để đảm bảo cấp nước chủ động cho các khu ruộng trong mô hình. Các công trình trên kênh được bố trí gồm các cửa chia nước, cống qua đường, tràn mỏ vịt.Đường giao thông: 3 tuyến đường sẽ được xây dựng phục vụ giao thông nội đồng của khu mô hình với tổng chiều dài khoảng 500m. Các tuyến đường được xây dựng có mặt đường kết cấu BTXM, chiều rộng mặt đường 3m, chiều rộng lề đường 2 x 0,5 = 1m.2. Hỗ trợ thực hiện mô hình CSA:- Hỗ trợ thuê và mua sắm máy móc, thiết bị đảm bảo cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất. Xây dựng quy chế đối với bảo quản, khai thác sử dụng có hiệu quả các máy móc, trang thiết bị được hỗ trợ.Các máy móc hỗ trợ: Máy cấy lúa, máy phun chế phẩm sinh học, thiết bị sơ chế/chế biến, thuê máy làm đất, thuê máy gặt đập liên hoàn.- Áp dụng kỹ thuật SRI, ICM...cho việc xây dựng mô hình sản xuất 2 vụ lúa chất lượng và mở rộng thêm cây trồng vụ đông (ngô).+ Sử dụng giống lúa thuần chất lượng cao, sản xuất theo hướng CĐML: Vụ xuân giống lúa J02, vụ mùa giống lúa TBR 225.+ Áp dụng vụ mùa sớm, sử dụng giống ngắn ngày và làm ngô bầu để đảm bảo vụ ngô đông, giống ngô sử dụng là NK66.- Đánh giá phác thải KNK trong và ngoài mô hình làm cơ sở cho việc khuyến cáo mở rộng mô hình tăng hiệu quả sản xuất và giảm tác động đến môi trường.a) Với cây lúab) Với cây ngô3. Tổ chức thực hiện mô hình.Qua thảo luận với chính quyền xã Hương Nộn, các hộ dân tham gia thực hiện mô hình, đại diện HTX dịch vụ nông nghiệp, thống nhất thành lập tổ hợp tác dưới sự điều hành của HTX dịch vụ nông nghiệp Hương Nộn và UBND xã Hương Nộn. HTX dịch vụ Hương Nộn sẽ là đơn vị tiếp nhận, vận hành, duy tu, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị dự án hỗ trợ, dưới sự giám sát của UBND xã và các đơn vị chức năng. Sơ đồ hoạt động tổ hợp tác sản xuất lúa chất lượng cao ( theo Nghị định 151/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và Hướng dẫn số 229/HD-LMHTX của Liên minh Hợp tác xã tỉnh Phú Thọ về tổ chức hoạt động của HTX theo luật HTX năm 2012):Tổ chức thực hiện trong quá trình thực hiện dự án- HTX dịch vụ Hương Nộn, dưới sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã và các đơn vị chức năng trực tiếp hỗ trợ thành lập tổ hợp tác, xây dựng quy chế hoạt động cho tổ hợp tác, tham gia cung ứng dịch vụ nông nghiệp cho tổ và hỗ trợ thu mua, liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm.+ HTX sẽ chịu trách nhiệm lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận hỗ trợ của dự án và quản lý máy móc trang thiết bị và hệ thống tưới, cơ sở hạ tầng,…+ HTX dịch vụ Hương Nộn sẽ là đơn vị pháp nhân, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm cho tổ hợp tác.- Tổ kỹ thuật phụ trách sản xuất: Dưới sự chỉ đạo của HTX, ban điều hành, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các thành viên trong quá trình sản xuất. Đảm bảo việc sản xuất các loại cây trồng, cơ cấu mùa vụ theo thiết kế mô hình. Vận hành, quản lý hệ thống tưới. Đề xuất phương án duy tu bảo dưỡng hệ thống tưới và các loại máy móc thiết bị khác.- Tổ dịch vụ nông nghiệp: Dưới sự chỉ đạo của HTX và ban điều hành, cung ứng vật tư nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ phát triển nông nghiệp như nước tưới,…thu mua sản phẩm từ các hộ sản xuất, liên kết thị trường tiêu thụ và thương mại hóa sản phẩm.- Hộ sản xuất (thành viên tổ hợp tác, gồm 247 hộ) được hỗ trợ từ dự án: (1) Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo sự điều hành của tổ hợp tác/HTX, (2) Sử dụng hệ thống tưới tiêu và đường nội đồng hiện đại theo điều hành của tổ hợp tác/HTX, (3) Nhận hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo định mức của dự án Khuyến nông, (4) nhận hỗ trợ về kỹ thuật sản xuất từ đơn vị thực hiện dự án và tư vấn CSA, thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật và chỉ đạo sản xuất. Các hộ dân (thành viên tổ hợp tác) có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết về quy hoạch, yêu cầu kỹ thuật của tổ hợp tác/HTX và của đơn vị chủ đầu tư dự án. Các hộ dân cam kết chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nông nghiệp của mình trước tổ hợp tác/HTX và thị trường.4. Dự kiến hiệu quả.- Hiệu quả kinh tế: Xây dựng mô hình CSA sản xuất lúa theo hướng CĐML, áp dụng SRI, ICM giúp giảm lượng giống 30%, giảm thuốc BVTV 50-70%, giảm lượng phân đạm 20-25%, giảm lượng nước tưới 30-35%. Tăng hiệu quả kinh tế 20-30% so với sản xuất lúa thông thường.- Hiệu quả môi trường: Giảm thiểu phát thải khí nhà kính 20-27% so với canh tác lúa tưới thông thường nhờ việc sản xuất lúa theo mô hình CĐML áp dụng SRI, ICM và khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn phế phụ phẩm sau thu hoạch làm phân bón vi sinh, giảm sử dụng phân đạm vô cơ.- Hiệu quả sử dụng nước tưới: Tiết kiệm từ 30-35% lượng nước tưới, tiết kiệm trên 50% nhân công tưới nước. Tạo chủ động trong sử dụng nước tưới, đáp ứng kịp thời nhu cầu nước của cây trồng trong từng giai đoạn sinh trưởng phát triển từ đó giúp tăng năng xuất và chất lượng cây rau màu.5. Kế hoạch thực hiệnChi tiết xem tại file đính kèmTệp đính kèm:
Mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng.pdfDữ liệu liên quan:- Báo cáo tổng kết lớp FFS trên cây rau xã Hương Nộn huyện Tam Nông Phú Thọ 2016
- Giới thiệu mô hình CSA lúa Hương Nộn Tam Nông Phú Thọ
- Kế hoạch thực hiện hợp phần 3 (PCSA) Hỗ trợ thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hà Tĩnh
- Kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Đoan Hùng
- Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt