-
Tác động BĐKH
-
Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với BĐKH
Ngày đăng: 10/06/2017Lượt xem: 1155Trước năm 1990, do sử dụng các giống cây trồng địa phương có thời gian sinh trưởng dài do vậy nông dân thường gieo sớm. Khi các giống lúa mới năng suất cao, ngắn ngày như Q5, Khang Dân, lúa lai như Bội tạp Sơn Thanh, Nhị Ưu, các giống lúa thuần chất lượng cao (Bắc Thơm, HT, LT, N48, N46), các giống có năng suất cao 13/2, VN 10, DT 10, NN8, Xi 12, CR 203.(1) Chuyển dịch lúa đông xuân năng suất thấp và rủi ro cao sang lúa xuân muộn năng suất cao tại Đồng bằng sông Hồng:
Trước năm 1990, do sử dụng các giống cây trồng địa phương có thời gian sinh trưởng dài do vậy nông dân thường gieo sớm. Khi các giống lúa mới năng suất cao, ngắn ngày như Q5, Khang Dân, lúa lai như Bội tạp Sơn Thanh, Nhị Ưu, các giống lúa thuần chất lượng cao (Bắc Thơm, HT, LT, N48, N46), các giống có năng suất cao 13/2, VN 10, DT 10, NN8, Xi 12, CR 203. Chuyển đổi từ vụ lúa đông xuân sang xuân muộn là điều kiện thuận lợi nhất để áp dụng các giống cây trồng ngắn ngày có năng suất cao và tránh được thời gian rét hại vào đầu mùa đông. Kết quả cho thấy năng suất lúa trung bình vụ xuân muộn tại vùng Đồng bằng sông Hồng đã tăng 0,471 tấn/ha so với vụ lúa đông xuân (Bảng 2.17). Các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc và Hà Nội có năng suất lúa vụ xuân muộn tăng cao nhất so với toàn vùng.
Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết diện tích lúa đông xuân đã được chuyển sang gieo trồng vào vụ xuân muộn. Diệnt ích lúa đông xuân chỉ còn chiếm 12,52%, diện tích lúa xuân muộn đã tăng lên 83,7% tại 11 tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng. Đây có thể coi là biện pháp thích ứng với BĐKH mang lại hiệu quả cao tại vùng Đồng bằng sông Hồng nhằm tránh các điều kiện thời tiết khắc nghiệt vào mùa đông. Do chuyển đổi sang vụ xuân muôn, sản lượng lúa vùng Đồng bằng sông Hồng tăng lên 1,19 triệu tấn, tương đương 4.542,8 tỷ đồng trong giai đoạn 2005-2006. Dựa vào giá lúa hiện tại, khi chuyển sang vụ lúa xuân muộn nông dân không những tránh được điều kiện thời tiết bất thuận mà còn có được doanh thu cao hơn 1,559 triệu đồng/ha so với cơ cấu mùa vụ cũ.
Bảng 2. 17. Ước tính sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển dịch cơ cấu mùa vụ tại ĐBSH, giai đoạn 2005-2008
Tỉnh
Tổng diện tích canh tác lúa
(05-08) (1000ha)
Ước tính diện lúa xuân muộn
(1000 ha)
Năng xuất tăng thêm (tấn/ha)
Tổng sản lượng tăng thêm (1000 tấn)
Giá lúa (tr.đ/ tấn)
Doanh thu tăng thêm (tỷ đồng)
Giá trị tăng thêm
(tr. đô la Mỹ)
Ninh Bình
319,5
199,05
1,21
240,85
3,8
915,23
51,42
Nam Định
628,4
441,14
0,93
410,26
3,8
1558,98
87,58
Vĩnh Phúc
264,8
149,35
0,92
137,40
3,8
522,12
29,33
Hà Nội
339,0
190,86
0,81
154,59
3,8
587,46
33,00
Hà Nam
284,0
166,42
0,67
111,50
3,8
423,72
23,80
Hà Tây
476,3
289,59
0,34
98,46
3,8
374,15
21,02
Bắc Ninh
313,8
188,28
0,19
35,77
3,8
135,94
7,64
Hải Dương
519,7
345,08
0,19
65,57
3,8
249,15
14,00
Hải Phòng
343,9
210,47
0,11
23,15
3,8
87,98
4,94
Hưng Yên
326,2
210,40
-0,02
-4,21
3,8
-15,99
-0,90
Thái Bình
666,6
457,95
-0,17
-77,85
3,8
-295,84
-16,62
Tổng
4.482,20
2.848,58
0.42
1.195,49
3,8
4.542,88
255,22
Nguồn: Được tính toán dựa trên số liệu của GSO, 2008 và Lê Hưng Quốc, 2009
(2) Mô hình lúa tôm cho thu nhập cao tại Đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa lớn nhất nước ta. Tổng diện tích đất lúa là 2,977 triệu ha (chiếm 74,98% diện tích đất tự nhiên và 31,73% diện tích đất nông nghiệp toàn quốc). Tuy nhiên, do đây là vùng canh tác lúa nước phụ thuộc nước trời, các giống lúa địa phương mới là các giống có khả năng chống chịu với ngập lụt tốt vào mùa mưa. Sau một thời gian dài canh tác, các giống địa phương đã bị suy thoái. Hơn nữa, do những tác động của BĐKH, nhiều diện tích đất vùng ĐBSCL bị ngập sâu và kéo dài. Để thích ứng với điều kiện ngập lụt, chính quyền và nông dân tại một số tỉnh vùng ĐBSCL đã chuyển đổi diện tích gieo trồng từ hai vụ lúa bấp bênh sang sản xuất một vụ lúa chắc ăn và một vụ tôm có năng suất cao.
Mô hình lúa tôm được cho là mô hình tự thích ứng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng ngập lụt tại một số tỉnh vùng ĐBSCL và diện tích dành cho lúa tôm ngày càng được mở rộng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khí hậu tại vùng. Tại Kiên Giang, năm 2003, diện tích nuôi tôm từ diện tích lúa mới chỉ có 20.000 ha đã tăng lên 60.000 ha năm 2008; Cà Mau tăng từ 15.000 ha lên 25,000 ha; Bạc Liêu: 10,000 ha lên 21,000 ha. Tổng diện tích lúa tôm tại vùng ĐBSCL đã tăng lên trên 120.000 ha. Theo tính toán, mỗi héc-ta chuyển đổi từ 2 vụ lúa bấp bênh sang một vụ lúa chắc ăn và một vụ tôm nông dân tăng thêm được 27,5 triệu đồng. Thu nhập từ chuyển đổi lúa tôm tương đương 3,300 tỷ đồng năm tại vùng ĐBSCL.
Chuyển đổi diện tích từ hai vụ lúa bấp bênh sang một vụ lúa chắc ăn và một vụ tôm có thu nhập cao không những là giải pháp ứng phó và thích ứng tốt với BĐKH mà còn mang lại thu nhập cao hơn cho nông dân vùng ĐBSCL.
(3) Hiệu quả chuyển đổi cây trồng chịu hạn cho vùng bán khô hạn tại duyên hải Nam Trung Bộ
Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ được đánh giá là vùng khó khăn nhất tại Việt Nam với lương mưa hàng năm trung bình dưới 1000mm. Do lượng mưa suy giảm mạnh, một số tỉnh tại vùng như Ninh Thuận, Bình Thuận được đánh giá là vùng bán khô hạn duy nhất tại nước ta. Do lượng mưa ít, thậm trí có năm không mưa như 2003, nhiều diện tích canh tác lúa nước nhờ nước trời đã phải chuyển sang trồng các cây trồng có khả năng chịu hạn cao hơn. Kết quả Hình 2.6 cho thấy, diện tích cây trồng có nhu cầu nước cao như lúa đã giảm mạnh từ 450 ngàn héc-ta năm 1995 xuống còn dưới 350 ngàn héc-ta năm 2008, trong khi đó diện tích các cây trồng chịu hạn và nhu cầu nước ít hơn như sắn, ngô lại có xu hướng tăng mạnh trong vòng 15 năm trở lại đây.
Hình 2.6. Diện tích cây trồng cạn ngày càng tăng tại vùng DHNTB, 1995-2008
Bảng 2.18. Sản lượng và doanh thu tăng thêm do chuyển đổi sang cây trồng cạn, 1995-2008
Năm
Tăng sản lượng các cây trồng
(1000 tấn)
Tăng doanh thu (tỷ đồng)
Lúa
Lạc
Sắn
Ngô
Lúa
Lạc
Sắn
Ngô
1995
-
-
-
-
-
-
-
-
1996
10,2
-1,7
71,70
45,81
38,58
-19,55
136,23
187,84
1997
149,6
11,6
13,60
43,36
568,30
133,40
25,84
177,79
1998
-79,9
22,9
-119,80
-1,44
-303,43
263,35
-227,62
-5,88
1999
161,0
-8,7
10,50
50,30
611,75
-100,05
19,95
206,24
2000
14,5
10,9
67,80
44,10
55,15
125,35
128,82
180,82
2001
12,9
7,1
130,30
64,25
48,93
81,65
247,57
263,42
2002
44,4
16,4
215,50
46,75
168,62
188,60
409,45
191,69
2003
12,8
-0,2
321,40
134,63
48,59
-2,30
610,66
551,97
2004
25,5
21,6
253,70
170,82
96,77
248,40
482,03
700,37
2005
-125,1
2,2
289,10
31,38
-475,55
25,30
549,29
128,67
2006
113,3
-1,2
311,70
22,67
430,69
-13,80
592,23
92,94
2007
-67,9
19,2
192,30
-6,45
-257,98
220,80
365,37
-26,45
2008
54,5
0,2
448,40
28,75
207,18
2,30
851,96
117,86
Tổng tăng
325,7
100,3
2.206,2
674,9
1,237,6
1,153,5
4,191,8
2,767,3
Tăng TB/năm
+25,05
+7,71
+169,71
+51,91
+95,21
+88,73
+322,24
+212,86
Nguồn: Dựa vào nguồn GSO, 1995-2008, Trần Văn Thể, 2009, năm 1995 là năm gốc
Kết quả chuyển đổi sang cây trồng cạn đã góp phần làm tăng sản lượng lạc (100,3 ngàn tấn (25,05 ngàn tấn/năm); 2,206 ngàn tấn sắn (169,71 ngàn tấn/năm), 674,9 ngàn tấn ngô (51,91 ngàn tấn/năm) trong giai đoạn 1995-2008. Điều đáng chú ý là mặc dù diện tích lúa giảm nhưng sản lượng lúa vẫn tăng. Kết quả này cho thấy vùng NTB đã chuyển dịch diện tích không có nước sang trồng cây trồng cạn và tích cực đầu tư thâm canh, chuyển đổi cơ cấu giống lúa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn, góp phần tích cực vào việc thích ứng với BĐKH.
(4) Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trên đất dốc tại vùng cao
Nước ta với trên ¾ diện tích đất đai là đồi núi, việc lựa chọn các mô hình canh tác phù hợp với đất tại vùng núi trong điều kiện khí hậu thay đổi là hết sức cần thiết bởi lẽ hầu hết nông dân tại vùng này thường có trình độ thấp, đi lại khó khăn, xa trung tâm,…. Các mô hình dưới đây được đánh giá tổng hợp dưới đây vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với BĐKH tại vùng miền núi:
(i) Đối với vùng thung lũng miền núi:
Mặc dù, vùng đất thung lũng miền núi là vùng đất thấp ven các sườn đối nhưng canh tác lúa nước vẫn nhờ nước trời là chủ yếu. Mùa mưa nhiều nước có thể không canh tác được trong khi mùa khô lại thiếu nước. Để thích ứng với vùng đất này, nông dân vùng núi Bắc Giang và Sơn La đã tìm ra giải pháp tích lũy nước vừa để canh tác lúa nước và vừa để thả cá nhằm cung cấp thực phẩm tại chỗ.
Bảng 2.19. Hiệu quả chuyển đổi hệ thống canh tác đất trũng tại Bắc Giang trước và sau 2004
Cơ cấu sản xuất
Đơn vị tính
Tổng doanh thu (tr.đ/ha)
Tổng chi phí (tr.đ/ha)
Thu nhập (tr.đ/ha)
Cơ cấu sản xuất cũ (trước 2004)
Lúa xuân- Lúa mùa (C1)
Tr.đ
22,76
8,99
13,78
Một vụ lúa xuân (C2)
Tr.đ
12,22
4,49
7,74
Cơ cấu sản xuất mới (sau 2004)
Lúa xuân- Nuôi cá (I1)
Tr.đ
96,22
30,39
65,83
Nuôi cá (I2)
Tr.đ
75,60
5,60
70,00
So sánh
I1/C1
Lần
4,2
3,4
4,8
I1/C2
Lần
7,9
6,8
8,5
I2/C1
Lần
3,3
0,6
5,1
I2/C2
Lần
6,2
1,2
9,0
Nguồn: Tính toán dựa vào nguồn của Sở NN và PTNT Bắc Giang, 2005
Kết quả Bảng 2.19 cho thấy, chỉ bằng việc thay đổi cơ cấu sản xuất, dự trữ nước cho các thời vụ canh tác tiếp theo, nông dân vừa có được vụ lúa năng suất cao và có được vụ nuôi cá có giá trị kinh tế cao hơn. Cụ thể, nông dân có thể đạt được thu nhập tăng gấp 8,5 lần nếu chuyển từ 1 vụ lúa sang canh tác 1 vụ cá và một vụ lúa, hoặc 9 lần nếu chuyển từ diện tích một vụ lúa sang nuôi cá hoàn toàn. Như vậy, ngoài khả năng có thu nhập cao hơn, nông dân còn có khả năng bảo vệ đất vùng trũng tốt hơn cho các vụ tiếp theo bằng cách giữ nước và né tránh được các tác động tiêu cực của BĐKH như ngập lụt vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô.
(ii) Đối với vùng đất vàn cao:
Diện tích đất vàn cao ở vùng miền núi phía bắc chiếm tỷ lệ lớn. Trước đây, khi điều kiện khí hậu ôn hòa, dinh dưỡng đất còn đảm bảo, nông dân thường canh tác lúa nương để có sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng gia đình. Tuy nhiên, khi điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, các giống cây trồng chống chịu tốt với vùng đất này ngày càng thoái hóa. Nông dân nhiều tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi từ vụ lúa có yêu cầu nước cao sang các cây trồng chịu hạn tốt như lạc, đậu tương, dưa hấu hay chuyển các cây trồng giống cũ sang giống cải tiến.
Kết quả Bảng 2.20 cho thấy nhờ có chuyển dịch cây trồng, nông dân vùng núi Bắc Giang có thu nhập cao hơn 3,36 lần so với cơ cấu cây trồng cũ khi đưa thêm cây dưa hấu vào trong cơ cấu; hoặc 1,22 lần khi đưa thêm cây vụ 4 vào trong cơ cấu. Tuy nhiên, biện pháp này không chỉ dừng lại ở việc tạo ra nhiều thu nhập hơn cho nông dân mà còn có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh và giữ nước cho diện tích canh tác tại vùng vàn cao này.
Bảng 2.20. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng/mùa vụ tại vùng núi Bắc Giang trước và sau 2004
Loại hình
Cơ cấu mùa vụ
Doanh thu (tr.đ/ha)
Chi phí
(Tr.đ/ha)
Thu nhập
(tr.đ/ha)
So sánh
(lần)
Cũ
Lúa xuân- Đậu tương hè- Lúa mùa muộn- Khoai tây đông
46,94
19,27
27,67
-
Mới
Lúa xuân- Đậu tương hè – Lạc thu-Khoai tây
53,89
20,05
33,84
1,22
Cũ
Lúa xuân (thuần) – Lúa mùa (thuần)-Khoai tây đông
36,53
14,77
21,76
-
Mới
Lúa xuân (thuần)- Lúa mùa (lai)-Khoai tây
57,43
18,16
39,27
1,80
Cũ
Lúa xuân – Lúa mùa – ngô đông
37,34
15,65
21,69
-
Mới
Dưa hấu-Lúa mùa-Dưa hấu
103,06
30,10
72,96
3,36
Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang, 2005
(iv) Đối với vùng đất dốc:
Ở vùng miền núi phía Bắc, cao nguyên, canh tác nông nghiệp đất dốc chiếm chủ yếu. Đối với vùng đất dốc, nông dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là trồng xen nhằm tăng độ phì của đất, tăng hệ số sử dụng đất và thông qua đó tăng thu nhập. Nhiều vùng đất như Yên Châu, Sơn La, Phú Thọ, Lào Cai, nông dân đã áp dụng biện pháp trồng xen cây sắn với các cây họ đậu (lạc) nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Kết quả Bảng 2.21 cho thấy với mô hình trồng xen lạc với sắn, nông dân huyện Yên Châu- Sơn La có thể tăng thu nhập lên 4,06 lần so với trồng sắn thông thường. Trồng xen ngoài lợi ích kinh tế còn đem lại lich ích lớn về môi trường. Trong thời gian đầu trồng sắn, khi cây chưa phát triển, đất trồng sắn không có cây che phù làm cho đất dễ bị rửa trôi khi có mưa rào và làm phát sinh cỏ dại. Trồng xen lạc với sắn có tác dụng che phủ bề mặt đất, giữ nước và bổ sung dinh dưỡng cho đất sau khi thu hoạch lạc.
Bảng 2.21. Hiệu quả xen canh sắn và lạc tại Sơn La, 2007
Loại hình
Cơ cấu mùa vụ
Doanh thu
(Tr.đ/ha)
Chi phí
(Tr.đ/ha)
Thu nhập
(Tr.đ/ha)
Cũ
Độc canh cây sắn
8,45
2,80
5,65
Mới
Xen sắn với lạc
37,69
14,77
22,92
So sánh
Mới/cũ
4,46
5,28
4,06
Nguồn: Dự án Uplands/ VAAS-Hoheinhem, 2006
Nguồn: http://occa.mard.gov.vn
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Kết luận và kiến nghị về BĐKH với trồng trọt
- Đề xuất cơ chế chính sách lồng ghép và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trong phát triển ngành nông nghiệp
- Đề xuất các biện pháp thích ứng cho các loại đất và vùng sinh thái khác nhau
- Tổng kết các biện pháp thích ứng với BĐKH đã được áp dụng cho nông nghiệp tại các vùng
- Đề xuất các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
- Hiệu quả chuyển giao giống cây trồng mới năng suất cao
- Hiệu quả từ các dịch vụ khuyến nông
- Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới
- Dự báo tổng thể tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính
- Đánh giá tác động tiềm ẩn đối với nông nghiệp Việt Nam do BĐKH
- Đánh giá chi phí xã hội do tăng đầu tư nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Đánh giá thiệt hại do tác động của BĐKH đến nông nghiệp
- Lượng hóa tác động biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế quốc dân
- Tổng quan về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tại Việt Nam
- Biến đổi khí hậu và nông nghịệp
- Khái niệm CSA
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt