-
Tác động BĐKH
-
Đánh giá tác động tiềm ẩn đối với nông nghiệp Việt Nam do BĐKH
Ngày đăng: 21/07/2017Lượt xem: 2406Như đã biết, nông nghiệp Việt Nam chịu tác động nặng nề của BĐKH. Ngoài những thiệt hại trực tiếp do thiên tai, những ảnh hưởng tiềm năng đối với nông nghiệp cũng được tính đến trong nghiên cứu này.(1) Thiêt hại sản xuất do mất đất nông nghiệp dựa theo kịch bản
Như đã biết, nông nghiệp Việt Nam chịu tác động nặng nề của BĐKH. Ngoài những thiệt hại trực tiếp do thiên tai, những ảnh hưởng tiềm năng đối với nông nghiệp cũng được tính đến trong nghiên cứu này. Dựa theo kịch bản về BĐKH và nước biển dâng đến năm 2100, nếu nước biển dâng 1m, hầu hết các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các vùng miền thấp ven biển khác bị ngập trong nước biển hoặc bị xâm lấn mặn nghiêm trọng (MONRE, 2008, Hình 2.3).
Hình 2.3. Diện tích đất bị ngập theo kịch bản nước biển dâng 1m tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), (MONRE, 2009)
Kết quả tính toán theo kịch bản BĐKH của MONRE, 2009, nếu nước biển dâng 1 m, có tới 38,29% diện tích đất tự nhiên và 32,16% diện tích đất nông nghiệp bị ngập trong nước biển tại 10 tỉnh ngập nặng nhất vùng ĐBSCL và TP. HCM (Bảng 2.8).
Bằng cách quy đổi theo sản phẩm tương đương[1], kết quả tính thiệt hại tiềm ẩn do mất đất sản xuất nông nghiệp tại vùng ĐBSCL được tập hợp trong Bảng 2.8. Kết quả cho thấy, đến năm 2100 nếu nước biển dâng 1m, vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ mất đi 7,6 triệu tấn lúa/năm, tương đương với 40,52% tổng sản lượng lúa của cả vùng. Như vậy, nếu kịch bản về BĐKH và nước biển dâng diễn ra theo đúng như dự đoán và khi năng suất lúa được giữ nguyên, Việt Nam sẽ có nguy cơ đối mặt với việc thiếu lương thực trầm trọng vào năm 2100 như mất đi 21.39% sản lượng lúa cả nước (mới tính riêng cho vùng ĐBSCL). Trên thực tế, diện tích sẽ bị ngập nước do nước biển dâng 1m còn lớn hơn nhiều vì diện tích đất nông nghiệp bị ngập tại 6 vùng sinh thái còn lại chưa được tính đến. Vì vậy, để đánh giá được toàn diện nguy cơ mất an ninh lương thực do nước biển dâng cần phải có đánh giá đầy đủ hơn bằng mô hình không gian ứng dụng cho tất cả các vùng, các diện tích, loại đất chịu ảnh hưởng do nước biển dâng, do xói mòn, rửa trôi, do khô hạn.
Bảng 2.8. Dự báo thiệt hại sản lượng lúa theo kịch bản về nước biển dâng 1m tại ĐBSCL
Tỉnh
Diện tích đất tự nhiên (1000ha)
Đất tự nhiên bị ngập
(1000 ha)
Ước tính đất NN bị ngập
(1000 ha)
Năng suất lúa TB
(tấn/ha/vụ)
Số vụ/ năm
Sản lượng bị mất (1000 tấn)
Giá trị bị mất (1000 tỷ đồng)*
Bến tre
231,5
113,1
81,7
4,06
2,0
663,7
2.522,0
Long An
449,2
216,9
160,0
4,08
2,0
1.305,3
4.960,3
Trà Vinh
222,6
102,1
83,5
4,43
2,0
739,9
2.811,7
Sóc Trăng
322,3
142,5
116,6
4,93
2,0
1.150,1
4.370,2
TP. HCM
209,5
86,2
39,2
3,17
2,0
248,6
944,6
Vĩnh Long
147,5
60,6
49,2
4,77
2,0
468,9
1.782,0
Bạc Liêu
252,1
96,2
80,4
4,66
2,0
749,0
2.846,3
Tiền Giang
236,7
78,3
60,1
4,90
2,0
588,5
2.236,3
Kiên Giang
626,9
175,7
112,8
4,61
2,0
1.040,5
3.953,7
Cần Thơ
298,6
75,8
64,6
5,18
2,0
669,6
2.544,5
Cộng
2.996,8
1.147,4
848,1
44,79
2,0
7.597,4
28.870,2
Cơ cấu
-
38,29
32.16
-
-
40,52
40,52
Ghi chú: (*) Giá lúa được tính là 3.800 đ/kg tại thời điểm tháng 12/2009
Nguồn: Tính toán dựa theo nguồn số liệu của Jeremy Carew-Ried- Trung tâm Quốc tế về quản lý môi trường (ICEM), 2007 và MONRE, 2009
(2) Dự báo suy giảm năng suất của một số cây trồng do BĐKH
Dựa vào mô hình hóa trong cây trồng, các yếu tố dài hạn theo ngày về điều kiện thời tiết khí hậu như nhiệt độ tối đa, nhiệt độ tối thấp, lượng mưa, giờ nắng, độ ẩm, độ bốc hơi đã được đưa vào mô hình để đánh giá sự thay đổi năng suất tiềm năng của lúa (xuân, hè), ngô và đậu tương tại 7 vùng sinh thái (mỗi vùng sinh thái chọn 2 tỉnh). Kết quả phân tích trong báo cáo này dựa vào kết quả mô hình trồng trọt (Crop modelling) của Viện Môi trường Nông nghiệp thực hiện. Kết quả phân tích cụ thể như sau:
(i) Dự báo thay đổi tiềm năng năng suất lúa do tác động của BĐKH:
- Lúa xuân:
Kết quả Bảng 2.9 cho thấy, năng suất lúa xuân nước ta sẽ giảm đi 405,8kg/ha do tác động BĐKH vào năm 2030 và 716,6 kg/ha vào năm 2050. Vùng miền núi phía Bắc và vùng Tây nguyên sẽ là vùng có năng suất lúa đông xuân giảm mạnh vào năm 2030 và 2050 dựa theo kịch bản trung bình về BĐKH, nước biển dâng của MONRE. Nếu diễn biến khí hậu diễn ra theo đúng kịch bản, sản lượng tiềm năng lúa vụ xuân sẽ có nguy cơ giảm khoảng 1,2 triệu tấn vào năm 2030 và 2,16 triệu tấn vào năm 2050. Do vậy, để hạn chế và giảm thiểu sự suy giảm tiềm năng năng suất và sản lượng, nhà nước cần phải có chính sách phù hợp nhằm phát triển các biện pháp đối phó và giảm thiểu tác động của BĐKH đối với sản xuất, đặc biệt là chọn tạo và chuyển giao các giống lúa mới năng suất cao, thích ứng rộng với điều kiện thời tiết khí hậu. Ngoài ra, nhà nước cần phải có các giải pháp quy hoạch và bảo vệ đất trồng lúa, nhất là tại các vùng sản xuất lúa trọng điểm.
Bảng 2.9. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa xuân năm 2030-2050 dựa theo kịch bản trung bình (B1)MONRE, 2009
Vùng
Diện tích canh tác lúa hè thu năm 2008
(1000 ha)Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)
Suy giàm sản lượng
(1000 tấn)2030
2050
2030
2050
ĐBSH
566,3
-219,0
-695,0
-124,0
-393,6
Tây bắc
38,0
-730,0
-1.258,0
-27,7
-47,8
Đông Bắc
193,2
-283,0
-534,0
-54,7
-103,2
Bắc Trung Bộ
331,9
-246,0
-836,0
-81,6
-277,5
Nam Trung Bộ
212,3
-474,0
-807,0
-100,6
-171,3
Đông Nam Bộ
75,8
-391,0
-642,0
-29,6
-48,7
Tây Nguyên
69,1
-707,0
-1.125,0
-48,9
-77,7
ĐBSCL
1.526,5
-495,0
-681,0
-755,6
-1.039,5
Tổng số
3.013,1
-405,8
-716,6
-1.222,8
-2.159,3
Giảm (%)
-
-6.67
-11.78
-7.93
-14.01
Ghi chú: Năng suất lúa xuân bình quân cả nước là 5.38 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bình là 15,418 triệu tấn giai đoạn 1995-2008
Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và CS, 2009 và GSO, 2008
- Lúa hè thu:
Tiềm năng năng suất lúa hè thu cũng suy giảm lớn nhưng ở mức nhẹ hơn so với lúa xuân. Theo tính toán, tiềm năng năng suất lúa hè thu sẽ giảm khoảng 429kg/ha vào năm 2030 và 795kg/ha vào năm 2050. Kết quả này dẫn đến giảm sản lượng 743,8 ngàn tấn lúa vào năm 2030 và 1.475 ngàn tấn vào năm 2050. Tuy nhiên, so sánh giữa các vùng cho thấy vùng có diện tích lúa hè thu lớn lại có tiềm năng suy giảm năng suất thấp hơn so với vùng có diện tích lúa hè thu ít. Do vậy, nhà nước cần đầu tư cho các nghiên cứu về các giống có khả năng chống chịu cao, thích ứng với điều kiện BĐKH.
Năng suất và diện tích lúa hè thu giảm nhất là tại các vùng miền núi Tây bắc và Tây nguyên do các vùng này sẽ bị thiếu nước trầm trọng cho sản xuất lúa nước. Hai vùng lúa trọng điểm của cả nước (ĐBSH và ĐBSCL) năng suất lúa xuân và lúa hè thu đều giảm đến năm 2030 và 2050, tuy nhiên năng suất sẽ giảm ít hơn so với các vùng khác bởi lẽ đây là các vùng đã có hệ thống thủy lợi tương đối tốt. Tuy nhiên, nếu không duy trì được diện tích sản xuất lúa nước tại hai vùng này, nguy cơ suy giảm sản lượng tại đây rất lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực.
Bảng 2.10 Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất lúa hè thu năm 2030-2050 dựa theo kịch bản MONRE, 2009
Vùng
Diện tích canh lúa hè thu tác năm 2008
(1000 ha)Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)
Suy giàm sản lượngn
(1000 tấn)2030
2050
2030
2050
ĐBSH
586,9
-219
-687,7
-128,5
-403,6
TB
133
-730,3
-1258,0
-97,1
-167,3
ĐB
305,2
-283,3
-534,3
-86,5
-163,1
BTB
149,5
-245,7
-836,3
-36,7
-125,0
NTB
191
-474,3
-807,0
-90,6
-154,1
ĐNB
137,7
-374
-510,0
-51,5
-70,2
TN
136,6
-706,7
-1125,0
-96,5
-153,7
ĐBSCL
392,5
-398,3
-607,3
-156,3
-238,4
Tổng số
2.032,4
-366,0
-726,0
-743,8
-1.475,4
Giảm (%)
-
-9,15
-18,15
-8,40
-16,66
Ghi chú: Năng suất lúa hè thu bình quân cả nước là 4.0 tấn/ha, sản lượng lúa xuân trung bình là 8,854 triệu tấn giai đoạn 1995-2008
Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và CS, 2009 và GSO, 2008
(ii) Suy giảm tiềm năng năng suất ngô
Có thể nói ngô là cây lượng thực quan trọng đối với nông nghiệp nước ta. Tuy nhiên, dựa theo kịch bản về BĐKH cho thấy tiềm năng năng suất ngô có nguy cơ giảm 444,5 kg/ha vào năm 2030 và 781,9kg/ha vào năm 2050 nếu như không có các giải pháp cải thiện về giống, biện pháp canh tác hoặc điều kiện sản xuất.
Bảng 2.11. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất ngô thu năm 2030-2050 dựa theo kịch bản MONRE, 2009
Vùng
Diện tích canh tác ngô năm 2008
(1000 ha)Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)
Suy giàm sản lượng
(1000 tấn)2030
2050
2030
2050
ĐBSH
98,4
-219
-687,7
-21,5
-67,7
TB
196,6
-398,3
-607,3
-78,3
-119,4
ĐB
243,9
-374
-510
-91,2
-124,4
BTB
236,9
-730,3
-1258
-173,0
-298,0
NTB
142,4
-283,3
-534,3
-40,3
-76,1
ĐNB
77,3
-706,7
-1125
-54,6
-87,0
TN
89,5
-245,7
-836,3
-22,0
-74,8
ĐBSCL
40,9
-474,3
-807
-19,4
-33,0
Tổng số
1.125,9
-444,5
-781,9
-500,4
-880,4
Giảm (%)
-
-14.43
-25.38
-18.71
-32.91
Ghi chú:Năng suất ngô bình quân cả nước là 3.08 tấn/ha, sản lượng ngô trung bình là 2,675 triệu tấn giai đoạn 1995-2008
Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh và, 2009 và GSO, 2008
Nguy cơ suy giảm tiềm năng năng suất ngô sẽ dẫn đến suy giảm về sản ngô. Kết quả ước tính từ Bảng 2.11 cho thấy, sản lượng ngô có nguy cơ giảm 500,4 ngàn tấn vào năm 2030 và giảm 880,4 ngàn tấn vào năm 2050. Sản lượng ngô suy giảm là do tiềm năng năng năng suất ngô giảm 0,444 tấn/ha vào năm 2030 và 0,781 tấn/ha vào năm 2050.
(iii) Suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương:
Bảng 2.12 dự báo khả năng suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương vào năm 2030 và 2050. Kết quả cho thấy tiềm năng năng suất đậu tương có nguy cơ giảm 83,47kg/ha vào năm 2030 và 214,81 kg/ha vào năm 2050 do tác động của BĐKH. Cũng như ngô và lúa xuân, tiềm năng năng xuất đậu tương giảm nhiều ở vùng có diện tích trồng đậu tương lớn (ĐBSH). Như vậy, mặc dù lượng suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương không cao nhưng lại giảm mạnh vào vùng thâm canh lớn do đó sản lượng đậu tương có nguy cơ giảm mạnh vào năm 2030 và 2050 nếu như không có các giải pháp về cải tiến giống, biện pháp thâm canh và các điều kiện canh tác khác.
Bảng 2.12. Dự báo suy giảm tiềm năng năng suất đậu tương năm 2030-2050 dựa theo kịch bản MONRE, 2009
Vùng
Diện tích canh tác đậu tương năm 2008
(1000 ha)Suy giảm tiềm năng năng suất (kg/ha)
Suy giàm sản lượng
(1000 tấn)2030
2050
2030
2050
ĐBSH
70,1
-47,3
-178,3
-3,3
-12,5
TB
21,6
-124
-242,3
-2,7
-5,2
ĐB
42,5
-50,7
-139
-2,2
-5,9
BTB
4,4
-465
-1042
-2,0
-4,6
NTB
0
-77,3
-200,3
0,0
0,0
ĐNB
1,8
-177
-525,8
-0,3
-0,9
TN
25
-123
-245,7
-3,1
-6,1
ĐBSCL
6,9
-115
-246
-0,8
-1,7
Tổng số
172,3
-83,47
-214,81
-14,382
-37,01
Giảm (%)
-
-5.18
-13.34
-3.51
-9.03
Nguồn: Tính toán dựa vào mô hình cây trồng của Mai Văn Trịnh, 2009 và GSO, 2008
Tuy nhiên, BĐKH diễn biến phức tạp và mang tính chất đặc thù rõ rệt về sinh thái. Do điều kiện thời gian và kinh phí co hạn của hợp đồng này, các nghiên cứu bóc tách từng yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ bốc hơi, lượng mưa để đánh giá ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất cây trồng chưa được thực hiện. Nếu có các đánh giá này sẽ làm cho kết quả nghiện cứu có ý nghĩa hơn vì ngoài mặt tiêu cực, BĐKH cũng có những tác động tích cực nhất định đổi với vùng sinh thái và thời điểm nhất định. Khi đó các giải pháp đối phó và thích ứng với BĐKH sẽ được đề xuất riêng cho từng vùng dựa vào điều kiện biến đổi thực tiễn thay đổi các yếu tố khí hậu.
Nguồn: http://occa.mard.gov.vnCây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Kết luận và kiến nghị về BĐKH với trồng trọt
- Đề xuất cơ chế chính sách lồng ghép và giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trong phát triển ngành nông nghiệp
- Đề xuất các biện pháp thích ứng cho các loại đất và vùng sinh thái khác nhau
- Đánh giá hiệu quả một số biện pháp thích ứng với BĐKH
- Tổng kết các biện pháp thích ứng với BĐKH đã được áp dụng cho nông nghiệp tại các vùng
- Đề xuất các biện pháp thích nghi với biến đổi khí hậu trong nông nghiệp
- Hiệu quả chuyển giao giống cây trồng mới năng suất cao
- Hiệu quả từ các dịch vụ khuyến nông
- Nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới
- Dự báo tổng thể tác động của BĐKH đối với một số cây trồng chính
- Đánh giá chi phí xã hội do tăng đầu tư nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu
- Đánh giá thiệt hại do tác động của BĐKH đến nông nghiệp
- Lượng hóa tác động biến đổi khí hậu trong phát triển kinh tế quốc dân
- Tổng quan về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp tại Việt Nam
- Tổng quan về nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu đến nông nghiệp trên thế giới
- Biến đổi khí hậu và nông nghịệp
- Biến đổi khí hậu đe dọa nghiêm trọng sản xuất chè Ấn Độ
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt