-
Tài liệu tập huấn
-
Tài liệu tập huấn: Dùng để tập huấn cán bộ nông nghiệp các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Ngày đăng: 12/09/2017Lượt xem: 2115Tài liệu này được hoàn thành trong khuôn khổ của Dự án GCP/INT/139/EC “Nông nghiệp ứng phó biến đổi khí hậu: kết hợp hài hòa giữa thích ứng, giảm thiểu và an ninh lương thực”, với sự tài trợ của Ủy ban Châu Âu (EC).GIỚI THIỆU VỀ TÀI LIỆU1. Bối cảnh
Biến đổi khí hậu (BĐKH) và an ninh lương thực (ANLT) là hai vấn đề không thể giải quyết riêng rẽ. Là ngành duy nhất sản xuất ra lương thực, thực phẩm, nông nghiệp có vai trò then chốt để giải quyết đồng thời các vấn đề của BĐKH và ANLT. Ngược lại, nông nghiệp cũng có những tác động, cả tích cực và tiêu cực, tới BĐKH.
Đối với hầu hết các nước đang phát triển nông nghiệp là thành phần kinh tế chủ yếu, vì thế, việc cải thiện khả năng thích ứng với BĐKH của các hệ thống nông nghiệplà cần thiết để phát triển kinh tế và đảm bảo ANLT. Mặt khác, cải thiện các hệ thống sản xuất cũng sẽ đem lại cơ hội giúp giảm lượng khí nhà kính (KNK) trong bầu khí quyển, và như vậy góp phần giảm nhẹ BĐKH. Nông nghiệp ứng phó BĐKH (hay còn gọi nông nghiệp thông minh với BĐKH, tiếng Anh là Climate smart agriculture - CSA), thông qua việc lồng ghép mục tiêu thích ứng và giảm thiểu BĐKH vào các chiến lược đầu tư và phát triển nông nghiệp (FAO 2010), sẽ giúp các nước đang phát triển đạt được mục tiêu ANLT một cách bền vững trong điều kiện BĐKH, đồng thời có thể góp phần giảm thiểu BĐKH. Các hệ thống nông nghiệp ứng phó BĐKH có khả năng chống chịu những thay đổi bất lợi của thời tiết (thích ứng BĐKH), hấp thụ các bon từ bầu khí quyến và/hoặc giảm lượng KNK phát thải vào không khí (giảm nhẹ BĐKH), và cho thu nhập cũng như hiệu quả kinh tế tăng (tăng trưởng sản xuất, đảm bảo ANLT).
Năm 2012, FAO và Hội đồng Châu Âu đã bắt đầu dự ánGCP/INT/139/EC “Nông nghiệp ứng phó BĐKH: kết hợp hài hòa giữa giảm thiểu, thích nghi và an ninh lương thực”. Mục tiêu của dự án là tăng cường năng lực cho các chính phủ, cơ quan và các trường đại học tại Malawi, Việt Nam và Zambia để vượt qua các thách thức, đảm bảo đồng thời các mục tiêu: an ninh lương thực và giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Một trong những mục tiêu cụ thể của dự án là trang bị những công cụ, kỹ năng và thông tin cần thiết cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, các nhà đầu tư và các bên liên quan để có thể lựa chọn và thực hiện các giải pháp thích hợp và xây dựng những chính sách thúc đẩy đầu tư cho nông nghiệp ứng phó thông minh với BĐKH.
Tài liệu tập huấn này được xây dựng trong khuôn khổ của dự án nói trên để sử dụng trong tập huấn, tăng cường năng lực cho các nhà quản lý, cán bộ nông nghiệp và khuyến nông tại miền núi phía Bắc Việt Nam (MNPB) nhằm hướng tới một nền nông nghiệp ứng phó thông minh với BĐKH ở khu vực này.
2. Đối tượng và mục tiêu
Tài liệu này là để dùng tập huấn cán bộ khuyến nông và các nhà quản lý, xây dựng chính sách và ra các quyết định ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã tại khu vực MNPB, đặc biệt là ba tỉnh thuộc địa bàn của dự án GCP/INT/139/EC, bao gồm Điện Biên, Sơn La và Yên Bái.
Mục đích của việc tập huấn là giúp các học viên tăng cường năng lực và nhận thức về CSA để họ có thể:
i) hỗ trợ nông dân cải thiện khả năng thích ứng và giảm nhẹ BĐKH của các hệ thống sản xuất nông nghiệp (SXNN), đồng thời đảm bảo ANLT thông qua việc ứng dụng các thực hành nông nghiệp ứng phó thông minh với biến đổi khí hậu (sau đây gọi tắt là thực hành CSA);
ii) cải thiện việc truyền thông và sử dụng thông tin về khí hậu và nông nghiệp;
iii) sử dụng những phương pháp và công cụ phù hợp để phát hiện các vấn đề liên quan đến BĐKH, lập kế hoạch, đưa ra quyết định lựa chọn giải pháp và thực hiện giải pháp phát triển sản xuất, thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
3. Nội dung và cấu trúc của tài liệu
Tài liệu này bao gồm 5 phần. Mỗi phần đề cập đến một chủ đề kiến thức nhất định và nhằm đạt những mục tiêu tập huấn cụ thể.
PHẦN 1, GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, nêu định nghĩa về BĐKH và các khái niệm liên quan, là nền tảng dẫn dắt thảo luận ở các phần còn lại.
PHẦN 2, NÔNG NGHIỆP, BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC, cung cấp các kiến thức về mối liên hệ giữa giảm nhẹ và thích ứng BĐKH với ANLT, những tác động của các thực hành nông nghiệp thâm canh thông thường (nông nghiệp truyền thống) tới khí hậu cũng như sự cần thiết phải chuyển đổi trong SXNN để giảm thiểu tác động xấu của nông nghiệp tới khí hậu. Phần này là nền tảng cho những thảo luận ở các phần tiếp theo.
PHẦN 3, NÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, là phần chính của tài liệu tập huấn này. Phần này bắt đầu bằng việc giới thiệu về khái niệm CSA và ba trụ cột của nó: thích ứng BĐKH, giảm nhẹ BĐKH và tăng trưởng sản xuất, góp phần đảm bảo ANLT.
PHẦN 4,THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM, cung cấp kiến thức tổng quan về các thực hành CSA và những nỗ lực nhằm thúc đẩy ứng dụng các thực hành này trong khu vực MNPB.
PHẦN 5, RÀO CẢN VÀ KHẮC PHỤC RÀO CẢN ĐỂ MỞ RỘNG ỨNG DỤNG THỰC HÀNH CSA, thảo luận về những khó khăn cản trở nông dân ứng dụng các thực hành CSA và những giải pháp khắc phục các khó khăn này. Ở phần cuối tài liệu có hai phụ lục. Phụ lục 1 cung cấp danh mục một số chính sách của nhà nước và các địa phương có ý nghĩa thúc đẩy CSA ở MNPB. Phụ lục 2 cung cấp một số kiến thức về đánh giá tác động của các thực hành CSA và lựa chọn các thực hành phù hợp trong bối cảnh và điều kiện cụ thể.
Chi tiết xem ở tập tin đính kèm.Nguồn: nomafsi.com.vn
Tệp đính kèm:
Tai_lieu_tap_huan_ve_CSA_tieng_Viet.pdfCây dữ liệu:
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt