-
Các dự án NGO
-
Những dự án biến đổi khí hậu của SRD
Ngày đăng: 25/02/2017Lượt xem: 1511Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức lớn đe dọa sự phát triển của Việt Nam. Với bờ biển dài hơn 3.000 km, Việt Nam hiện là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH và hiện tượng nước biển dâng.SRD cam kết hỗ trợ các cộng đồng nghèo và các cộng đồng dễ bị tổn thương thích ứng và giảm nhẹ các tác động do BĐKH gây ra. Thông qua các dự án, SRD hỗ trợ cộng đồng các biện pháp sinh kế thích ứng với BĐKH, hỗ trợ họ sẵn sàng ứng phó và nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai. Cùng với những can thiệp thành công ở cấp cộng đồng, SRD luôn đi đầu trong các hoạt động xây dựng năng lực cho các cộng đồng cấp cơ sở nhằm ứng phó với BĐKH. Hiện nay, SRD đang tích cực tham gia vào các mạng lưới trong và ngoài nước về BĐKH để học hỏi và chia sẻ các kinh nghiệm liên quan.
Hoạt động cấp cộng đồngBĐKH đã có những tác động rất rõ rệt đến các cộng đồng dễ bị tổn thương ở Việt Nam như nông dân nghèo, phụ nữ và những đối tượng yếu thế – những người sống phụ thuộc vào nông nghiệp và các nguồn lực tự nhiên như đất, nước để duy trì sinh kế. BĐKH không phải là một vấn đề đơn lẻ mà nó liên quan mật thiết tới nhiều vấn đề khác như an ninh lương thực, năng lượng, nước sạch, thủy lợi, vệ sinh môi trường, quản lý đất, xóa đói giảm nghèo.
SRD cam kết hỗ trợ các cộng đồng xây dựng năng lực ứng phó với BĐKH, đặc biệt là giúp họ nâng cao khả năng thích ứng và giảm nhẹ những tác động do BĐKH và/hoặc thiên tai gây ra. Một số dự án, nghiên cứu điển hình liên quan đến BĐKH mà SRD đã và đang triển khai như:
Mã dự án Tên dự án Nhà tài trợ Địa điểm Ngày bắt đầu Ngày kết thúc VM018 Đánh giá nhu cầu về biến đổi khí hậu Tổ chức bánh mì cho Thế giới Hà Nội 1/2009 3/2009 VM020 Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ chức xã hội dân sự Đại sứ quán Phần Lan Hà Nội 4/2009 12/2012 VM032 Đánh giá nhu cầu về sinh kế bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu tại các tỉnh Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh Manos Unidas Hoà Bình, Thái Nguyên, Yên Bái, Quảng Ninh 5/2010 5/2011 VM031 Quản lý và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế Caritas Australia TT Huế 3/2011 2/2012 VM038 Áp dụng phương pháp chuỗi giá trị trong cải thiện sinh kế nông thôn trong bối cảnh thiên tai và biến đổi khí hậu tại Can Lộc - Hà Tĩnh - Việt Nam Manos Unidas Hà Tĩnh 1/2012 121/2014 VM044 Rừng và đồng bằng Việt Nam USAID Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Long An 10/2012 7/2017 Hoạt động mạng lưới và chính sách vận động
Hiện nay, SRD đang giữ vai trò đi đầu trong các hoạt động kết nối mạng lưới và xây dựng năng lực cho các tổ chức NGO nhằm ứng phó với BĐKH.
SRD là thành viên trong Nhóm sáng lập và là Trưởng Ban điều hành Mạng lưới các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC). Mạng lưới này được thành lập vào tháng 9/2008 với mục tiêu hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ nhằm giúp các cộng đồng địa phương ứng phó với BĐKH. Mạng lưới cũng đưa ra quy chế riêng nhằm đảm bảo mạng lưới hoạt động một cách hiệu quả trong lĩnh vực BĐKH. Tính đến nay đã có hơn 300 tổ chức và cá nhân đăng ký là thành viên Mạng lưới. Để biết thêm thông tin chi tiết về Mạng lưới
Bên cạnh đó, SRD cũng là thành viên trong nhóm nòng cốt và đồng chủ tịch của Nhóm làm việc về BĐKH của các tổ chức phi chính phủ (CCWG), tham gia tích cực các Mạng lưới VNGO&FLEGT và Mạng REDD-Net. Với vai trò là thành viên chủ chốt trong các mạng lưới, SRD đã nỗ lực không ngừng phối hợp với các bên liên quan và tham gia sâu sát vào vận động chính sách ở tất cả các cấp.
SRD tin rằng hợp tác và vận động chính sách ở cấp quốc tế là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công của các hoạt động ứng phó với BĐKH. Vì vậy, SRD luôn nỗ lực đóng góp các phản biện ở một số diễn đàn và mạng lưới trong nước và quốc tế. Từ năm 2009 SRD đã chia sẻ các kinh nghiệm và khuyến nghị tại các diễn đàn và sự kiện lớn như các cuộc họp trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hiệp quốc về BĐKH (UNFCCC), các Hội nghị các bên về BĐKH (COP), Diễn đàn châu Á – Thái Bình Dương về Thích ứng với BĐKH và Mạng lưới REDD.
Lồng ghép Biến đổi khí hậuNgoài một số dự án chuyên sâu về BĐKH, SRD đã tiến hành lồng ghép BĐKH vào tất cả các dự án của tổ chức.
Các cán bộ của SRD, đặc biệt là các cán bộ chương trình, được trang bị kiến thức và các kỹ năng làm việc trong lĩnh vực BĐKH. Ngoài ra, SRD đã xây dựng được một cuốn tài liệu hướng dẫn lồng ghép BĐKH vào các dự án của tổ chức. Bên cạnh một nhóm làm việc về BĐKH, SRD đã có riêng một cán bộ chuyên trách hỗ trợ các cán bộ khác lồng ghép BĐKH vào các dự án một cách hiệu quả. Đặc biệt, đầu năm 2012, SRD đã xây dựng Chương trình Văn phòng xanh và giới thiệu tới toàn thể các nhân viên của tổ chức cùng áp dụng, góp phần ứng phó với BĐKH. Một nhóm cán bộ đã được phân công chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện chương trình này một cách hiệu quả và chặt chẽ.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậuSRD hiện nay đang hỗ trợ các cộng đồng cấp cơ sở và các hộ nông dân quy mô nhỏ để giảm nhẹ các tác động của BĐKH.
Mặc dù việc sử dụng các nhiên liệu hóa thạch là nguồn lớn nhất gây phát thải khí nhà kính nhưng nông nghiệp cũng góp một phần không nhỏ vào sự phát thải của các loại khí gây ra sự ấm lên của Trái Đất, đặc biệt là khí mê-tan (CH4). Thông qua việc hỗ trợ nông dân áp dụng Hệ thống Thâm canh lúa Cải tiến (SRI), SRD giúp giảm lượng phát thải của khí CH4, đồng thời hỗ trợ cải thiện thu nhập của nông dân, tăng sức chống chịu của cây lúa và giảm nhu cầu tưới tiêu. Ngoài ra, một số dự án khác do SRD triển khai như “Quản lý rừng tổng hợp để giảm đói nghèo và bảo tồn rừng” tại tỉnh Lào Cai, những hoạt động tích cực trong các mạng lưới REDD Net và Mạng VNGO&FLEGT cũng góp phần không nhỏ giúp giảm nhẹ các tác động của BĐKH.
Nguồn: http://www.srd.org.vn/
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt
Ý kiến bạn đọc (0)