-
Trồng trọt
-
Thực hành phân viên nén dúi sâu cho lúa (FDP)
Ngày đăng: 01/03/2017Lượt xem: 2759Thực hành bón phân viên nén dúi sâu đã được giới thiệu cho khu vực Tây Bắc, chủ yếu tại tỉnh Yên Bái. Hiện tại một số xã của Yên Bái (ví dụ như Sơn Thịnh huyện Văn Chấn), hầu hết các hộ dân đều ứng dụng thực hành này trong canh tác lúa nước.Theo thống kê chưa đầy đủ của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái, mỗi vụ có khoảng 4.000 ha lúa nước được bón phân viên nén dúi sâu. Tuy nhiên không có thông tin cụ thể về tỷ lệ phần trăm các hộ áp dụng trên toàn tỉnh hoặc cho từng khu vực cụ thể. Tại Điện Biên, các hoạt động nhằm thúc đẩy ửng dụng kỹ thuật này đã được thực hiện trong năm 2013 (theo sở NN&PTNT Điện Biên). Ở Sơn La, không có báo cáo hay thống kê nào về nghiên cứu và về ứng dụng phân viên nén dúi sâu cho lúa.
Đây là một tiến bộ kỹ thuật có mục tiêu tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí đầu tư về phân bón, đồng thời cải thiện sinh trưởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của lúa. Phân kali và nitơ được trộn lẫn và nén thành viên để sử dụng bón dúi (5-8 cm sâu) dưới bề mặt đất, ở gần các vùng phát triển rễ của cây lúa. Gói kỹ thuật này như sau:Bảng 1: So sánh giữa thực hành FDP và thực hành thâm canh lúa thông thường
Đặc điểm chính của gói kỹ thuậtSự khác nhau so với canh tác thông thường - Làm đất và bón lót: Đất được cày bừa và bón lót phân hữu cơ để cải thiện cấu trúc đất, tăng cường dinh dưỡng đất và tăng khả năng giữ nước của đất, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật trong đất. Bón lót với liều lượng 5-10 tấn/ha phân chuồng, 250 - 400 kg/ha lân, tùy vào cấu trúc và độ phì nhiêu của đất.
- Cấy mạ non, cấy thưa. Tuổi mạ vào khoảng 3 - 4 lá, cấy ít dảnh (1- 2 dảnh), mật độ khóm phải đồng đều, 18 x18 cm đối với lúa thuần hoặc 20 x 20 cm đối với lúa lai.
- Sau khi cấy 2-3 ngày, dúi phân nén với liều lượng 200 - 250 kg/ha, tùy thuộc vào chất lượng đất, giống lúa và mật độ cấy. Phân được dúi sâu dưới mặt đất 5 - 8 cm vào giữa 4 hốc lúa. Không dúi sâu hơn hoặc nông hơn và ít nhất 30 ngày sau khi dúi phân mới được lội vào ruộng để tránh làm xê dịch viên phân.
- Tưới nước: Luôn duy trì mực nước từ 1-3 cm từ khi làm đất, cấy và sau khi bón phân dúi để phân tan từ từ và cung cấp dần dần dinh dưỡng cho lúa. Không để ruộng nứt nẻ, làm giảm hiệu quả sử dụng phân.- Phân bón được rắc rải bằng tay
- Cấy mạ già hơn, và cấy mật độ cao hơn
- Ruộng luôn luôn được giữ ngập nước (chỉ rút trước khi thu hoạch nhằm tạo điều kiện cho việc thu hoạch được thuận lợi);
- Tỷ lệ phân đạm (N) thường cao, ít cân đối giữa các loại phân, tỷ lệ phân kali (K) thường thấp, đôi khi nông dân còn không sử dụng kali;Trong khuôn khổ một số dự án, nông dân thường được hỗ trợ trong 1-2 năm đầu để ứng dụng phân viên nén dúi sâu cho lúa. Chẳng hạn như dự án do CODESPA, một tổ chức tư nhân phi chính phủ của Tây Ban Nha, tài trợ, trong khoảng thời gian từ 2006- 2011, hay các dự án khuyến nông địa phương trong giai đoạn 2011- 2013 tại Yên Bái đã hỗ trợ nông dân ứng dụng FDP. Ngoài sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật, nông dân thường được trợ giá 2.000 đồng cho mỗi kg phân viên nén. Cũng giống như những gói kỹ thuật khác, trong thực tế, nông dân không hoàn toàn tuân thủ những kỹ thuật được khuyến cáo, vì thế tuổi mạ, mật độ gieo trồng, thời gian bón phân dúi có thể khác nhau giữa các nông hộ.Lợi ích/tác động chính của thực hành:So với phương pháp bón phân thông thường biện pháp này làm giảm độ bốc hơi và rửa trôi của phân bón, do đó làm giảm lượng phân cần đầu tư cho lúa, giảm phát thải KNK và các tác động tiêu cực đến môi trường do phân bón bị bốc hơi và rửa trôi, đồng thời giúp cây lúa sinh trưởng khỏe mạnh, thích ứng tốt hơn với những thay đổi về thời tiết, cho năng suất và hiệu quả cao hơn. Theo CODESPA (2011), lượng phân đạm cần bón cho lúa có thể giảm 30% - 35%, và năng suất lúa tăng 10 - 20%. Việc tăng hiệu quả sử dụng phân đạm sẽ làm ô nhiễm nguồn nước gây ra bởi các chất hóa học. Ứng dụng phân viên nén dúi sâu đồng thời còn có thể làm giảm lượng nước tưới trong canh tác lúa (Nguyễn Tất Cảnh, Nguyễn Văn Dũng 2006).Bảng 4: Tại một số điểm thực hành FDP được ứng dụngĐịa điểm Đối tượng áp dụng Năm(*) DT (ha) Tỉnh Yên Bái H. Lục Yên Hộ gia đình 2006, 2013 500 H. Văn Yên Hộ gia đình 2006, 2013 500 H. Văn Chấn Hộ gia đình 2007, 2013 500 Tx. Nghĩa Lộ Hộ gia đình 2007, 2013 500 H. Trấn Yên Hộ gia đình 2013, 2013 500 H. Yên Bình Hộ gia đình 2013, 2013 500 Tỉnh Điện Biên Hộ gia đình H. Điện Biên Hộ gia đình 2013 1 (*) Diện tích được thống kê tại năm trong bảng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại diện tích và tình hình ứng dụng có thể khác.Thực hành FDP tương đối đơn giản, giúp giảm công lao động cho việc bón phân (do chỉ yêu cầu bón 1 lần trong cả vụ lúa, trong khi thâm canh lúa theo phương pháp thông thường thường yêu cầu bón 2-3 lần).Khó khăn chính trong việc mở rộng ứng dụng thực hành:- Nông dân quen với việc thực hành bón vãi phân, chưa sẵn sàng để thay đổi.- Kỹ thuật bón dúi phân cần phải được thực hiện đúng: lúa phải được cấy đồng đều, viên phân phải được “dúi” ở độ sâu vừa phải (5- 10 cm), không được sâu hoặc nông hơn.- Nông dân có thể khó tìm mua đươc phân bón dạng viên bởi vì dạng phân bón này chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường.- Kỹ thuật này không phù hợp cho các chân ruộng có khả năng giữ ẩm thấp, vì khi đó phân nén sẽ không thể tan dần đều cho cây lúa hấp thụ.Nguồn: nomafsi.com.vn
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Các thực hành thâm canh lúa nước bền vững: ICM, SRI và IPM
- Che phủ bề mặt đất và làm đất tối thiểu
- Trồng xen với các cây họ đậu
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây
- Trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý xói mòn đất
- Nông lâm kết hợp (trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp)
- Nuôi cá trong ruộng lúa (lúa-cá)
- Trồng ngô bầu
- Nông lâm kết hợp và phát triển các hệ thống sản xuất tổng hợp
- Tổng hợp các mô hình CSA trong trồng trọt
- Tổng hợp các mô hình CSA Nông lâm kết hợp
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt