-
Trồng trọt
-
Che phủ bề mặt đất và làm đất tối thiểu
Ngày đăng: 02/03/2017Lượt xem: 3075Theo tập quán canh tác truyền thống, tàn dư của các cây trồng vụ trước cùng thân xác thực vật thường được nông dân đốt bỏ hoặc dọn sạch khỏi nương trước khi gieo trồng vụ mới. Ngược lại với điều này, khi áp dụng biện pháp che phủ kết hợp với làm đất tối thiểu, tàn dư thực vật (cỏ dại và thân lá cây trồng vụ trước) được giữ lại ở trên nương và được dùng để che phủ bề mặt đất, hạn chế xói mòn đất. Đồng thời, nông dân không làm đất (cày hoặc cuốc) toàn bộ nương, mà chỉ làm rạch hàng hoặc bổ hốc để tra hạt và trồng cây, và như vậy bớt làm xáo trộn bệ mặt đất, và nhờ thế cũng giảm được xói mòn đất.Thực hành này còn được gọi là nông nghiệp bảo tồn, hay gieo/trồng thẳng trên lớp phủ bằng thân xác thực vật cố định (mặt đất được liên tục che phủ, năm này qua năm khác), nhằm bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, dần cải thiện cấu trúc và dinh dưỡng đất, tăng hiệu quả kinh tế từ cây trồng.
Gói kỹ thuật như sau: Không đốt cũng không dọn bỏ tàn dư thực vật (thân xác cây trồng và cỏ dại) mà giữ lại trên ruộng nương để làm vật liệu che phủ bề mặt đất. Cần tích, tạo vật liệu che phủ để đảm bảo lớp phủ đủ dày và có thể che phủ đều toàn bộ bề mặt đất. Đồng thời, không cày, không cuốc toàn bộ ruộng nương mà chỉ rạch hàng hoặc cuốc hốc, hoặc chọc lỗ để bón phân và tra hạt/trồng cây. Cây trồng được chăm sóc như thông thường.
Hình 1: Lúa nương và lúa bậc thang trên) và ngô đất dốc (hình dưới) được ứng dụng kỹ thuật che phủ và làm đất tối thiểu.Việc ứng dụng gói kỹ tuật này hiện còn rất hạn chế. Nhiều đề tài, dự án đã nghiên cứu, thiết kế và thúc đẩy ứng dụng thực hành này cho ngô, sắn và lúa nương. Những thử nghiệm đầu tiên được thưc hiện từ 1998 -2004 bởi Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc (NOMAFSI)[6] trong khuôn khổ các dự án hợp tác với CIRAD và IRRI. Trong khuôn khổ của các dự án nông dân nhận được sự giúp đỡ, cả về mặt kỹ thuật lẫn tài chính để thử nghiệm ứng dụng thực hành. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, khi dự án kết thúc, đa số nông dân lại quay trở lại ứng dụng biện pháp canh tác thông thường.
Mặt khác, gói kỹ thuật này cũng thường được ứng dụng không đầy đủ, và mức độ ứng dụng khác nhau giữa các nông hộ và giữa các nhóm nông dân (Phạm Thị Sến và cộng sự, 2012). Lượng vật liệu che phủ có thể khác nhau, phụ thuộc vào lượng tàn dư thực vật sẵn có trên nương. Trên thực tế, do những khó khăn trong việc duy trì/sản xuất đủ vật liệu che phủ đất,, nông dân có thể không thực hiện đầy đủ cả che phủ đất và làm đất tối thiểu. Thay vào đó, họ chỉ thực hiện làm đất tối thiểu. Mức độ làm đất tối thiểu cũng khác nhau, phụ thuộc vào nguồn lao động, sức kéo động vật, dụng cụ làm đất và điều kiện ruộng,nương (độ dốc, loại đất v.v). Thông thường, khi nương có diện tích nhỏ, nhiều đá, nông dân thường chỉ cuốc hố để tra hạt và bón phân, trong khi đối với những nương bằng phẳng, ít đá và có diện tích lớn hơn, nông dân thường dùng trâu cày rạch hàng để tra hạt.Bảng 1: Ứng dụng thực hành che phủ và làm đất tối thiệu được ghi nhận tại một số nơi thuộc ba tỉnh nghiên cứuĐịa điểm Người áp dụng Năm(*) Diện tích (ha) Cây trồng Tỉnh Sơn La Mai Sơn Nông hộ 2005 1.000 Ngô đất dốc Mộc Châu Nông hộ 2006 1.200 Ngô Sông Mã Nông hộ 2008 500 Ngô đất dốc Thuận Châu Nông hộ 2008 200-300 Ngô đất dốc Các dự án/hoạt động đang triển khai (Dự án địa phương; dự án ACIAR-NOMAFSI và dự án CIRAD-NOMAFSI ) Mai Sơn (Chiềng Chăn, Nà Ót, Cò Nòi, Hát Lót) 26 Nông hộ 2013 3,2 Ngô đất dốc Mai Sơn (Chiềng Mai) NOMAFSI 2010-2013 1,3 Ngô đất bằng Mộc Châu (Mường Sang, Phiên Luông, Chiềng Hắc)
38 nông hộ
2010-2013
1,7Ngô đất dốc Yên Châu (Chiềng Đông) 5 nông hộ 2011-2013 1 Ngô đất dốc Tỉnh Yên Bái Huyện Văn Chấn (Suối Bu, Suối Giàng, Sơn Thịnh, Thanh Lương, Tú Lệ, Gia Hội, Nậm Búng)
Nông hộ
2002
200Ngô đất dốc Huyện Văn Yên (Báo Đáp, Đông Cuông) Nông hộ 2004 100 Ngô đất dốc Các dự án/hoạt động đang triển khai ( Dự án địa phương; dự án CIRAD –NOMAFSI và dự án CURE-NOMAFSI ) Văn Chấn (Sơn Thịnh và Suối Giàng) 50 nông hộ 2010-2013 10 Ngô đất dốc Văn Chấn (Sơn Thịnh và Suối Giàng) 5 nông hộ 2010-2013 1 Lúa nương Huyện Trạm Tấu 5 nông hộ 2010-2013 1 Ruộng bấc thang Tỉnh Điện Biên Huyện Điện Biên Đông Nông hộ 2005 100 Ngô đất dốc Huyện Tủa Chùa Nông hộ 2002 150 Ngô đất dốc Huyện Tuần Giáo(xã Quài Cang, xã Quài Tở) Nông hộ 2011 10 Ngô đất dốc (*) Diện tích được thống kê tại năm trong bảng. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại diện tích và tình hình ứng dụng có thể khác.- Hiện chưa có thiết bị phù hợp để thực hiện chọc lỗ tra hạt.
Khó khăn chính trong việc mở rộng ứng dụng:
- Yêu cầu nhiều lao động hơn trong 1-3 năm đầu ứng dụng so với thực hành thông thường. Ở MNPB, nơi mà lao động bị thiếu tại các thời điểm quan trọng của nông lịch, thì đây là một trong những rào cản chính cản trở các nông hộ ứng dụng gói kỹ thuật (Phạm Thị Sến và ctv., 2015).
- Gia tăng vấn đề về sâu, bệnh hại vì tàn dư thực vật có thể tạo thành môi trường thuận lợi cho chuột, côn trùng và các mầm bệnh khác.
- Nông dân đã ứng dụng các biện pháp thực hành thông thường trong thời gian dài, quen với việc vẫn đốt nương và chưa sẵn sàng để thay đổi.
- Không có đủ vật liệu để che phủ đất, nhất là trong 1-3 năm đầu. Việc bổ sung vật liệu che phủ từ bên ngoài vào nương ngô tốn quá nhiều công và chi phí. Trong khi đó, do bị gió thổi bay, bị phân hủy theo thời gian và do trâu bò phá, tàn dự cây trồng và cỏ dại còn lại trên nương từ vụ trước không đủ để che phủ.
[6] Khí đó là NOMARC (Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc) trực thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam (VASI).Nguồn: nomafsi.com.vn
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Các thực hành thâm canh lúa nước bền vững: ICM, SRI và IPM
- Thực hành phân viên nén dúi sâu cho lúa (FDP)
- Trồng xen với các cây họ đậu
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây
- Trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý xói mòn đất
- Nông lâm kết hợp (trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp)
- Nuôi cá trong ruộng lúa (lúa-cá)
- Trồng ngô bầu
- Nông lâm kết hợp và phát triển các hệ thống sản xuất tổng hợp
- Tổng hợp các mô hình CSA trong trồng trọt
- Tổng hợp các mô hình CSA Nông lâm kết hợp
- Chăn nuôi lợn qui mô nông hộ kết hợp xử lý chất thải thành khí đốt theo mô hình bể biogas cải tiến
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt