-
Trồng trọt
-
Nông lâm kết hợp và phát triển các hệ thống sản xuất tổng hợp
Ngày đăng: 06/03/2017Lượt xem: 2643“Nông-lâm kết hợp” (agro-forestry) là khái niệm chỉ các thống sản xuất tổng hợp, kết hợp giữa nông nghiệp và cây lâm nghiệp, chứ không phải một thực hành sản xuất.Trong tài liệu này thực hành nông-lâm kết hợp được sử dụng để nói về thực hành trồng xen cây nông nghiệp với các lâm nghiệp, nhằm mục đích tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân trước khi các cây dài ngày cho thu hoạch, đồng thời cũng tạo nguồn vật liệu che phủ, bảo vệ đất, chống xói mòn khi các cây dài ngày chưa khép tán. Kỹ thuật đơn giản nhất bao gồm: (i) trồng và quản lý các cây dài ngày như thông thường, khi không có cây trồng xen, (ii) trong 1- 5 năm đầu (tùy thuộc vào loại cây) sau khi trồng cây dài ngày, trồng xen các loại cây ngắn ngày như đậu đen, lạc, ngô, sắn, gừng.... vào giữa các hàng cây dài ngày. Cần có chế độ bón phân, chăm sóc riêng cho cây trồng xen.
Hình 1: Xen canh ngô trong vườn cao su (trái) và ngô trong vườn rừng (phải)
Trong các hệ thống nông lâm kết hợp và các hệ thống tổng hợp khác, đa dạng các loại cây trồng và/hoặc gia súc được nuôi trồng trên cùng diện tích đất, trong cùng một khoảng thời gian. Mục tiêu của các hệ thống này là:
- Thích ứng tốt hơn với các điều kiện khí hậu bất thường, giảm mức độ bị tổn thương, và nhanh chóng phục hồi sau khi bị tác động của BĐKH và thiên tai; giảm nguy cơ thất thu hoàn toàn, và qua đó góp phần đảm bảo ANLT.
- Tạo ra lượng sinh khối lớn hơn, góp phần thu hồi các bon tốt hơn
- Xử dụng hiệu quả tài nguyên đất, tài nguyên nước và năng lượng, xử lý và quay vòng rác thải tốt hơn.
Ở Việt Nam, vườn gia đình và các hệ thống vườn-ao-chuồng (VAC) và vườn-ao-chuồng- rừng (VACR) chính là những hệ thống sản xuất tổng hợp đã được nông dân phát triển từ lâu đời, ở khắp các vùng miền (Phạm Thị Sến và ctv., 2008).
Những tác động/ lợi ích chính
- Làm tăng đa dạng sinh vật, đa dạng nguồn thu, giúp các nông hộ thích ứng tốt hơn, ít chịu thiệt hại hơn khi có những biến động bất thường của khí hậu hậu và, cũng có thể nhanh chóng phục hồi hệ thống sản xuất sau khi bị tác động của thiên tai và BĐKH;.
- Tăng khả năng thu hồi và lưu trữ các bon của hệ thống sản xuất, nhờ đó giúp giảm thiểu BĐKH;Nguồn: nomafsi.com.vn
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Các thực hành thâm canh lúa nước bền vững: ICM, SRI và IPM
- Thực hành phân viên nén dúi sâu cho lúa (FDP)
- Che phủ bề mặt đất và làm đất tối thiểu
- Trồng xen với các cây họ đậu
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây
- Trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý xói mòn đất
- Nông lâm kết hợp (trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp)
- Tăng trưởng xanh là gì?
- Nuôi cá trong ruộng lúa (lúa-cá)
- Trồng ngô bầu
- Tổng hợp các mô hình CSA trong trồng trọt
- Tổng hợp các mô hình CSA Nông lâm kết hợp
- Chăn nuôi lợn qui mô nông hộ kết hợp xử lý chất thải thành khí đốt theo mô hình bể biogas cải tiến
- Chăn nuôi lợn, gà sử dụng tấm đệm lót sinh học
- Nuôi thủy sản xen canh
- Chăn nuôi trâu bò sử dụng chế độ dinh dưỡng cân đối để giảm phát thải KNK
- Chăn nuôi bò sữa áp dụng VietGAP
- Nuôi trồng nhuyễn thể vỏ cứng
- Sử dụng giống địa phương (gà, lợn, trâu, bò) kết hợp nuôi giun quế
- Tổng quan về nông lâm kết hợp tại Việt Nam
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt