-
Trồng trọt
-
Tổng hợp các mô hình CSA trong trồng trọt
Ngày đăng: 03/07/2017Lượt xem: 2697Dưới đây là các mô hình CSA về trồng trọt tại Việt Nam:1. Thâm canh bền vững:
- Quản lý dịch hại tổng hợp IPM (Integrated pest management)
- Quản lý cây trồng tổng hợp ICM (quản lý cây trồng tổng hợp – Integrated Crop Management)
- Ứng dụng 3 giảm 3 tăng (3G3T) cho lúa
- Ứng dụng 1 phải 5 giảm (1P5G) cho lúa
- Ứng dụng hệ thống thâm canh lúa (SRI - System of rice intensification )
- Bón phân nén dúi sâu (DPF – Deep fertilizer placement) cho lúa
- Tưới ướt khô xen kẽ (alternative wet-drying irrigation) cho lúa
- Gieo cấy lúa hàng rộng hàng hẹp (tận dụng hiệu ứng hàng biên trong sản xuất lúa)
2. Cánh đồng mẫu lớn
- Sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn (CĐML)
- Cánh đồng mẫu lớn luân canh 2 vụ lúa và 1 vụ rau màu vụ đông
3. Sản xuất sản phẩm an toàn, chất lượng
- Sản xuất theo VietGAP
- Sản xuất hữu cơ
4. Xử lý/quay vòng phế phụ phẩm và sinh khối
- Xử lý nhanh rơm rạ bằng chế phẩm vi sinh để làm phân hữu cơ bón lúa vụ tiếp theo
- Sản xuất và sử dụng biochar từ rơm, rạ để bón cho lúa
- Sử dụng rơm, rạ làm giá thể để nuôi trồng nấm
- Sử dụng phế phụ phẩm và rác thải nông nghiệp làm phân hữu cơ cho cây trồng
5. Sử dụng giống chống chịu điều kiện khó khăn, chống chịu bệnh
- Sử dụng giống lúa chịu mặn cho các vùng đất lúa nhiễm mặn
- Sử dụng các giống lúa chịu hạn cho các ruộng khó khăn về nước tưới
- Sử dụng các giống lúa chịu ngập
- Sử dụng các giống lúa, ngô chống đổ
- Sử dụng các giống ngắn ngày
- Sử dụng các giống cây trồng địa phương
6. Quản lý đất dốc bền vững
- Trồng xen các cây họ đậu với cây lương thực ngắn ngày (chủ yếu là ngô và sắn) trên đất dốc
- Nông nghiệp bảo tồn (che phủ bề mặt đất đồng thời ứng dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu) cho ngô trên đất dốc
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây (ngô, sắn, chè, cà phê, dứa) trên đất dốc
- Canh tác sắn và ngô bền vững trên đất dốc sử dụng kỹ thuật trồng xen băng cỏ chăn nuôi hoặc cây phân xanh theo đường đồng mức
- Làm băng chắn theo đường đồng mức sử dụng thân cành cây sắn, ngô vụ trước
- Tạo đường ngăn bằng đá hoặc cây xanh
7. Luân canh, xen canh với lúa nước
- Xen lúa - cá trên chân ruộng lúa nước (nuôi cá trong ruộng cùng với lúa)
- Luân canh lúa- cá (nuôi cá trong ruộng sau khi lúa đã được thu hoạch)
- Luân canh tôm- lúa
- Xen canh lúa - vịt hoặc lúa – vịt – cá
- Luân canh lúa-vịt
8. Xen canh (khác lúa)
- Mô hình đậu đỗ xen mía
- Trồng cây ngắn ngày xen trong cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm
- Trồng xen cây ăn quả dài ngày và cây công nghiệp dài ngày
- Mô hình trồng cỏ chăn nuôi xen trong vườn cây ăn quả dài ngày
9. Gối vụ, tăng vụ, thay đổi lịch mùa vụ
- Trồng cây vụ đông bằng phương pháp làm đất tối thiểu có phủ rơm rạ (thường sau 2 vụ lúa ở các tỉnh ĐBSH)
- Trồng ngô đông trên đất hai lúa theo phương pháp ngô bầu
- Thâm canh 4 vụ trên đất 2 lúa
- Thay đổi lịch mùa vụ: Gieo trồng sớm lên hay muộn đi để tránh các rủi ro về thời tiết
- Cây vụ 2 trên đất dốc ở Tây Bắc trên đất một vụ ngô
- Xen canh, tăng vụ trên đất bãi ven sông ở Vĩnh Phúc
- Gối vụ cây họ đậu (đậu nho nhe, đậu mèo) sau 1 vụ ngô trên đất dốc ở Tây Bắc
10. Công nghệ tưới
- Tưới phun sương hoặc phun mưa
- Tưới phun mưa cải tiến cho cà phê
- Tưới nhỏ giọt
- Tưới rãnh có khống chế
- Tười tràn có khống chế
- Thu hồi nước từ ruộng lúa để tưới cho rau màu vào các thời kỳ khô hạn (xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà, tình Hà Tĩnh)
- Trồng rau màu trên đất cát ven biển ở Hà Tĩnh ứng dụng tưới tiết kiệm
11. Chuyển đổi sử dụng đất
- Chuyển đổi sử dụng đất lúa khó khăn (khô hạn, nghèo dinh dưỡng) sang trồng cây thức ăn gia súc, đậu đỗ, ngô, rau ...
- Chuyển đổi sử dụng đất lúa nước sang các cây rau màu và các cây trồng cạn khác có giá trị kinh tế cao hơn
- Chuyển đổi đất trồng lúa nhiễm mặn kém hiệu quả sang trồng cỏ nuôi dê sinh sản
- Chuyển đổi đất lúa, ngô, sắn nương sang các cây trồng khác(Dự án CBICS – Hợp phần Bộ Nông nghiệp và PTNT)Chi tiết xem tại file đính kèm.Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Các thực hành thâm canh lúa nước bền vững: ICM, SRI và IPM
- Thực hành phân viên nén dúi sâu cho lúa (FDP)
- Che phủ bề mặt đất và làm đất tối thiểu
- Trồng xen với các cây họ đậu
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây
- Trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý xói mòn đất
- Nông lâm kết hợp (trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp)
- Nuôi cá trong ruộng lúa (lúa-cá)
- Trồng ngô bầu
- Nông lâm kết hợp và phát triển các hệ thống sản xuất tổng hợp
- Tổng hợp các mô hình CSA Nông lâm kết hợp
- Chăn nuôi lợn qui mô nông hộ kết hợp xử lý chất thải thành khí đốt theo mô hình bể biogas cải tiến
- Chăn nuôi lợn, gà sử dụng tấm đệm lót sinh học
- Nuôi thủy sản xen canh
- Chăn nuôi trâu bò sử dụng chế độ dinh dưỡng cân đối để giảm phát thải KNK
- Chăn nuôi bò sữa áp dụng VietGAP
- Nuôi trồng nhuyễn thể vỏ cứng
- Sử dụng giống địa phương (gà, lợn, trâu, bò) kết hợp nuôi giun quế
- Tổng quan về nông lâm kết hợp tại Việt Nam
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt