-
Chăn nuôi
-
Chăn nuôi lợn, gà sử dụng tấm đệm lót sinh học
Ngày đăng: 03/07/2017Lượt xem: 1339Chăn nuôi lợn, gà sử dụng tấm đệm lót sinh học nhằm giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế nguồn bệnh, tăng hệ năng suất và hiệu quả kinh tế.Kỹ thuật
Sử dụng mùn cưa và trấu rải xuống nền chuồng. Dùng bột ngô trộn men vi sinh rắc lên. Sau đó rắc thêm một lượt trấu/mùn cưa. Mùa nóng cần có hệ thống thông gió. Khoảng 6 tháng cần thay mới lớp đệm lót sinh học, sử dụng toàn bộ phân của gia súc và đệm lót sinh học để chế biến thành phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Mục tiêu
Giảm ô nhiễm môi trường, hạn chế nguồn bệnh, tăng hệ năng suất và hiệu quả kinh tế.
Chương trình/đề tài/dự án, một số địa điểm ứng dụng
Bắt đầu từ năm 2012, Viện Chăn nuôi kết hợp với khuyến nông các địa phương hướng dẫn nông dân ứng dụng.
Cho đến năm 2014 cả nước đã có 62.213 cơ sở chăn nuôi ứng dụng với tổng số trên 5,3 triệu m2 tấm đệm lót sinh học; trong đó tấm đệm lót sinh học cho gà là 5,254 triệu m2; Cho lợn là 64,45 nghìn m2
Tác động về thích ứng BĐKH
Sử dụng đệm lót sinh học con vật khỏe mạnh, đồng đều, ít bị bệnh và tăng trưởng tốt, giảm bệnh tật cho vật nuôi
Tác động giảm thiểu BĐKH
Môi trường xung quanh chuồng nuôi được cải thiện, phân và chất thải chăn nuôi được phân hủy tại chuồng, sau đó xử lý thành phân bón hữu cơ cho cây trồng, giúp giảm mùi hôi, ít ruồi, muỗi, không gây ô nhiễm môi trường, giảm phát thải KNK.
Tác động về ANLT
Theo kết quả phân tích một số mô hình, giải pháp kỹ thuật này giúp tăng hiệu quả kinh tế do giảm công chăm sóc xuống 60%, tiết kiệm thức ăn 10%, tiết kiệm nước sử dụng 80%, giảm bệnh tật cho vật nuôi, tăng thu nhập 10-20% so với chăn nuôi thông thường
Tác động khác
Hỗ trợ giải quyết các vấn đề về môi trường và thiếu nguồn phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Khó khăn để mở rộng ứng dụng
Quy mô chăn nuôi của các nông hộ Việt Nam nhỏ lẻ, khả năng đầu tư cho sản xuất chưa cao
- Liên kết trong sản xuất giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi còn hạn chế
Thuận lợi để mở rộng ứng dụng
Giá thành rẻ nên thuận lợi cho người chăn nuôi sử dụng, có thể ứng dụng ở qui mô nhỏ hộ gia đình.
Chính sách đã có liên quan tới mô hình
Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của ngành và các tỉnh; các định hướng đa dạng hóa sản xuất và các hệ thống nông nghiệp; chiến lược phát triển xanh và chương trình nông thôn mới.(Dự án CBICS – Hợp phần Bộ Nông nghiệp và PTNT)Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Trồng xen với các cây họ đậu
- Làm tiểu bậc thang để trồng cây
- Trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi gia súc và quản lý xói mòn đất
- Nông lâm kết hợp (trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp)
- Nuôi cá trong ruộng lúa (lúa-cá)
- Trồng ngô bầu
- Nông lâm kết hợp và phát triển các hệ thống sản xuất tổng hợp
- Tổng hợp các mô hình CSA trong trồng trọt
- Tổng hợp các mô hình CSA Nông lâm kết hợp
- Chăn nuôi lợn qui mô nông hộ kết hợp xử lý chất thải thành khí đốt theo mô hình bể biogas cải tiến
- Nuôi thủy sản xen canh
- Chăn nuôi trâu bò sử dụng chế độ dinh dưỡng cân đối để giảm phát thải KNK
- Chăn nuôi bò sữa áp dụng VietGAP
- Nuôi trồng nhuyễn thể vỏ cứng
- Sử dụng giống địa phương (gà, lợn, trâu, bò) kết hợp nuôi giun quế
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt