-
Hiệu ứng nhà kính
-
Tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất lúa nước Việt Nam
Ngày đăng: 30/08/2017Lượt xem: 1898Sản xuất lúa là ngành phát thải nhiều khí nhà kính (KNK) nhiều nhất trong sản xuất nông nghiệp nhưng nó cũng có khả năng giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp canh tác.Trong nghiên cứu này hàng loạt các biện pháp giảm thiểu BĐKH được giới thiệu. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên đồng ruộng, các biện pháp giảm thiểu này được mô phỏng bằng phần mềm DNDC và được hiệu chỉnh bằng chính các kết quả đo đếm ngoài thực tế. Ngoài ra, đối với những vùng bị tác động mạnh của BĐKH như ngập lụt, khô hạn thì một số kịch bản thay đổi công thức luân canh cũng được tính toán. Kết quả tính toán cho thấy: Canh tác lúa có lượng phát thải KNK cao nhất, nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực có tiềm năng giảm phát thải KNK lớn nhất trong đó đáng chú ý đến các giải pháp quản lý và ủ compost rơm rạ (giảm phát thải từ 7,3-9,1 triệu tấn CO2 tương đương). Áp dụng kỹ thuật than sinh học được đánh giá là giải pháp có tiềm năng cao trong giảm phát thải KNK và cố định carbon trong đất, tăng khả năng chống chịu hạn.
Chuyển dịch hệ thống canh tác lúa sang các cây trồng ngoài lúa được đánh giá là giải pháp hiệu quả để giảm phát thải KNK như chuyển đổi 3 vụ lúa bấp bênh sang 2 vụ lúa chắc ăn và nuôi trồng thủy sản (giảm phát thải đến 3,2 triệu tấn CO2 tương đương), kết hợp lúa – đậu tương và ngô sẽ có tiềm năng lớn trong giảm phát thải KNK tăng năng suất lao động và hiệu quả sử dụng đất.
Nông nghiệp không chỉ là ngành chịu tác động của BĐKH mà còn là ngành gây phát thải khí nhà kính (KNK) lớn làm gia tăng sự nóng lên toàn cầu. Canh tác lúa, lên men dạ cỏ da súc nhai lại, sử dụng đất nông nghiệp, quản lý chất thải chăn nuôi và phế phụ phẩm nông nghiệp là những nguồn phát thải KNK lớn. Do vậy, tính toán phát thải KNK từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc xác định cơ cấu phát thải và đề xuất các biện pháp giảm phát thải KNK. Theo thông báo số 2 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (VSNC, 2010), hoạt động sản xuất nông nghiệp là nguồn gây phát thải lượng khí nhà kính lớn nhất và được dự báo tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo. Đối với các hoạt động sản xuất của ngành, phát thải canh tác lúa ngập nước gây phát thải trên 57% lượng KNK của cả ngành do phát thải lớn khí mê-tan (CH4) và ô xít ni tơ (N2O), tiếp theo là các hoạt động chăn nuôi do cơ cấu chăn nuôi ngày càng tăng mạnh.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có nhiều hoạt động nhằm giảm lượng phát thải KNK thông qua các chính sách xây dựng nông thôn mới, đề án giảm 20% lượng phát thải KNK, tăng trưởng ngành 20%, xóa đói giảm nghèo 20% đến năm 2020 (Quyết định 3119, 2011). Trong chiến lược phát triển xanh quốc gia cũng đã xác định hoạt động nông nghiệp tiếp tục là ngành có tiềm năng giảm phát thải KNK thông qua các hoạt động tăng lượng tích trữ carbon, bảo đảm an ninh và an toàn lương thực và các dịch vụ hệ sinh thái.
Mặc dù trong Nghị định thư Kyoto, Phụ lục 1 không ghi Việt Nam là nước bắt buộc phải cắt giảm KNK. Tuy nhiên, Việt Nam đã phê chuẩn nghị định thư và triển khai các hoạt động về sản xuất, trao đổi cơ chế phát triển sạch (CDM) và có nhiều hoạt động để giảm thiểu BĐKH thông qua giảm phát thải KNK, tuy nhiên các dự án trao đổi CDM chưa nhiều trong khi tiềm năng giảm phát thải KNK để trao đổi CDM trong nông nghiệp rất lớn.
Từ những lý do nêu trên, việc nghiên cứu xác định tiềm năng giảm phát thải NKN trong nông nghiệp Việt Nam là rất quan trọng, để từ đó đề xuất các giải pháp giảm thiểu BĐKH và góp phần xây dựng chiến lược phát triển xanh của ngành và chính phủ.
Chi tiết xem tại file đính kèm.Tệp đính kèm:
Tiem nang giam thieu BDKH_Trinh_sua_V3.pdfCây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Hiệu ứng nhà kính: Nguyên nhân và hậu quả
- Hiệu ứng nhà kính làm giảm năng suất cây trồng
- Phát triển rừng giảm phát thải khí nhà kính
- Xây dựng năng lực về kiểm kê khí nhà kính
- Nâng hiệu suất, giảm phát thải khí nhà kính từ điều hòa không khí
- Giữ rừng để giảm phát thải khí nhà kính
- Thảo luận về kiểm kê khí nhà kính tại Hà Nội
- Khởi động dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính
- Việt Nam – Thái Lan: Hợp tác giảm phát thải khí nhà kính
- Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
- Hướng dẫn nhanh về EX-ACT Tính toán và xác định mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) trong nông nghiệp
- Khả năng áp dụng mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition) xác định lượng Cacbon hữu cơ trong đất ở các hệ sinh thái nông nghiệp đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị
- Sổ tay hướng dẫn đo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa
- Nông nghiệp tăng trưởng Xanh để giảm phát thải nhà kính
- Hiệu ứng nhà kính
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt