-
Biến đổi khí hậu
-
Khả năng áp dụng mô hình DNDC (Denitrification – Decomposition) xác định lượng Cacbon hữu cơ trong đất ở các hệ sinh thái nông nghiệp đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Trị
Ngày đăng: 03/09/2017Lượt xem: 3741Cacbon hữu cơ trong đất (SOC) đóng vai trò rất quan trong trong các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến cấu trúc đất, khả năng giữ nước của đất, khả năng hình thành các phức chất với các ion kim loại, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Do vậy suy giảm hàm lượng cacbon hữu cơ trong đất có ảnh hướng hớn đến độ phì của đất, mức độ ổn định của đất và sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa, lượng cacbon hữu cơ trong đất đóng một vai trò quan trọng đối với quá trình cân bằng cacbon trong chu trình cacbon toàn cầu.
SOC vừa là nguồn năng lượng, vừa là dinh dưỡng chính cho vi sinh vật đất, ảnh hưởng đến quá trình khoáng hoá và chất dinh dưỡng trong đất. Cacbon trong đất tồn tại ở 2 dạng: vô cơ và hữu cơ. Ngoài đất tích vôi, cacbon trong đất tồn tại chủ yếu ở dạng hữu cơ, hay còn gọi là cabon hữu cơ trong đất [1]. Thông thường chất hữu cơ trong đất chứa khoảng 58% lượng cacbon hữu cơ. Hệ số Van Bemmelen (1,724) đã được sử dụng nhiều để thể hiện mối quan hệ giữa SOC va chất hữu cơ trong đất (SOM), mặc dù hệ số này không phù hợp cho tất cả các loại đất và theo độ sâu tầng đất [2]. Như vậy, có thể hiểu SOC là lượng cacbon tồn tại trong SOM.
Hàm lượng SOC phụ thuộc vào thành phần cơ giới, khí hậu, thảm thực vật, lịch sử và phương thức canh tác. Các chất hữu cơ bị giữ trong không gian giữa các hạt sét, các vi sinh vật đất khó tiếp cận các chất hữu cơ này, cho nên chúng bị phân huỷ chậm. Do vậy, đất có hàm lượng sét cao hơn sẽ có hàm lượng SOC cao hơn nếu trong cùng điều kiện nhiệt độ và phương thức canh tác. Khí hậu ảnh hưởng đến tốc độ phân huỷ chất hữu cơ.
Vùng khí hậu nhiệt đới ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động, do đó tốc độ phân huỷ chất hữu cơ nhanh, dẫn đến SOC trong đất thấp hơn vùng ôn đới có tốc độ phân huỷ chất hữu cơ chậm hơn. Cacbon vào đất bằng các con đường sau: phân huỷ tàn tích động vật và thực vật, các dịch tiết ra từ rễ cây, vi sinh vật sống và chết, và sinh vật đất [3].
.....Tệp đính kèm:
DNDC Khả năng áp dụng mô hình DNDC.pdfDữ liệu liên quan:- Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam
- Ứng dụng phương pháp tưới nước tiết kiệm để trồng tiêu
- Hiệu ứng nhà kính: Nguyên nhân và hậu quả
- Hiệu ứng nhà kính làm giảm năng suất cây trồng
- Phát triển rừng giảm phát thải khí nhà kính
- Xây dựng năng lực về kiểm kê khí nhà kính
- Nâng hiệu suất, giảm phát thải khí nhà kính từ điều hòa không khí
- Giữ rừng để giảm phát thải khí nhà kính
- Thảo luận về kiểm kê khí nhà kính tại Hà Nội
- Khởi động dự án sản xuất lúa bền vững và giảm phát thải khí nhà kính
- Việt Nam – Thái Lan: Hợp tác giảm phát thải khí nhà kính
- Báo cáo cập nhật hai năm một lần lần thứ nhất của Việt Nam cho công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu
- Tiềm năng giảm thiểu phát thải khí nhà kính của ngành sản xuất lúa nước Việt Nam
- Hướng dẫn nhanh về EX-ACT Tính toán và xác định mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) trong nông nghiệp
- Sổ tay hướng dẫn đo phát thải khí nhà kính trong canh tác lúa
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:150 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 84 84% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,7 4,7% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 11,3 11,3% |
17 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt