-
Hoạt động khác
-
Nhận thức sai về nguy cơ an toàn thực phẩm - Bài học kinh nghiệm và hướng đi trong tương lai
Ngày đăng: 16/01/2018Lượt xem: 2139Các bệnh truyền qua đường thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang thu hút rất nhiều sự chú ý tại Việt Nam do các vụ việc thực phẩm không an toàn được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều mối lo ngại về thực phẩm đã xuất hiện, ví dụ mối lo về tồn dư phenol, xyanua và một số hoá chất trong hải sản ven biển miền trung Việt Nam sau sự cố xả thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, những lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, tồn dư kháng sinh và thuốc thú y bị cấm trong chăn nuôi v.v.Trần Thị Tuyết Hạnh1, Nguyễn Việt Hùng2, Phạm Đức Phúc3, Đặng Xuân Sinh3, Fred Unger2, Delia Grace4
Cơ quan- Khoa Sức khỏe môi trường - Nghề nghiệp, Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 1A Đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
- Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Hà Nội, Việt Nam.
- Trung tâm Nghiên cứu Y tế Công cộng và Hệ sinh thái (CENPHER), Đại học Y tế Công cộng Hà Nội, 1A Đường Đức Thắng, Phường Đức Thắng, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam.
- Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, Nairobi, Kenya.
an toàn thực phẩm, nhận thức sai lầm về nguy cơ, truyền thông nguy cơ
Giới thiệu
Các bệnh truyền qua đường thực phẩm và ngộ độc thực phẩm đang thu hút rất nhiều sự chú ý tại Việt Nam do các vụ việc thực phẩm không an toàn được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng. Nhiều mối lo ngại về thực phẩm đã xuất hiện, ví dụ mối lo về tồn dư phenol, xyanua và một số hoá chất trong hải sản ven biển miền trung Việt Nam sau sự cố xả thải của nhà máy Formosa Hà Tĩnh, những lo lắng về dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, tồn dư kháng sinh và thuốc thú y bị cấm trong chăn nuôi v.v.
Truyền thông Việt Nam cũng nhấn mạnh các vấn đề về an toàn thực phẩm, đặc biệt khi một số người nổi tiếng qua đời ở độ tuổi còn trẻ vì ung thư. Ngày 1 tháng 4 năm 2016, một chương trình chính thức được giới thiệu trên đài truyền hình trung ương với tên gọi "Nói không với thực phẩm bẩn". Chương trình này được phát sóng hàng ngày ở hai khung giờ vàng là 7.30 sáng và 8.30 tối [1]. Trong báo cáo này, chúng tôi tóm tắt một số khía cạnh về truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm và một số nhận thức sai lầm về vấn đề này. Qua đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và đề xuất hướng cải thiện truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm tại Việt Nam.
Truyền thông nguy cơ an toàn thực phẩm và nhận thức sai lầm về những nguy cơ này tại Việt Nam
Các hoạt động truyền thông nguy cơ liên quan đến an toàn thực phẩm hiện vẫn còn hạn chế và nhiều khi chưa dựa vào những bằng chứng khoa học từ việc đánh giá nguy cơ. Điều này làm cho người tiêu dùng luôn lo lắng về chất lượng và an toàn thực phẩm tiêu dùng hàng ngày. Để truyền thông nguy cơ có hiệu quả, điều quan trọng là cần nắm rõ nhận thức của người tiêu dùng về các nguy cơ. Người dân tiếp cận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau về các hóa chất được phát hiện trong thực phẩm và thường nghĩ về nguy cơ không giống cách đánh giá của các chuyên gia. Người dân nhận định thông tin qua nhiều khía cạnh khác nhau tác động đến nhận thức của họ về nguy cơ, cũng như việc họ có thể làm để giảm thiểu nguy cơ. Ví dụ, mối nguy sinh học trong một số' loại thực phẩm có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong nhiều không kém những mối nguy từ hóa chất, nhưng người tiêu dùng thông thường chỉ lo ngại về những mối nguy hóa học [2,3].
Nhận thức về nguy cơ thường rất phức tạp và bị định hướng một phần bởi bằng chứng thực tế. Các "công nghệ" đối với thực phẩm thường liên quan tới "các yếu tố gây sợ hãi" và làm cho hình ảnh của chúng trở nên đáng lo ngại hơn các yếu tố nguy cơ khác. Ví dụ, việc ăn các loại rau có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật thường được nhận thức (một cách không chính xác) rằng chúng có nguy cơ cao hơn nguy cơ tai nạn khi đi xe máy. Các yếu tố gây sợ hãi bao gồm sự mất lòng tin vào các công ty lớn, không thích qui trình chế biến "không tự nhiên" và sự không chắc đối với các yếu tố nguy cơ không quen thuộc. Con người thường có xu hướng lo lắng hơn về những nguy cơ gây ra bởi các tác nhân mà họ cảm thấy không kiểm soát được, trong khi lại ít quan tâm về các tác nhân có liên quan đến hành vi của chính họ.Người tiêu dùng tại Việt Nam thường chú ý nhiều hơn tới các yếu tố nguy cơ hóa học hơn là những yếu tố nguy cơ sinh học trong thực phẩm. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây tại tỉnh Nghệ An và Hưng Yên cho thấy các chất như sulphonamide, chloramphenicol và B-agonist (Salbutamol) được tìm thấy trong số ít mẫu thịt lợn bán tại chợ. Người tiêu dùng coi những yếu tố nguy cơ này có nguy cơ rất cao đối với sức khoẻ, nhưng nguy cơ thực tế đối với người tiêu dùng là rất thấp. Ngược lại, hàm lượng Salmonella cao trong thịt lợn tại chợ (chiếm tới 44,4%) có khả năng gây ra những nguy cơ sức khỏe (như tiêu chảy) của người tiêu dùng nhưng cộng đồng thường không mấy chú ý [4,5].
Bài học kinh nghiệm và hướng đi trong tương lai
Sự khác nhau đáng kể trong nhận thức của công chúng và chuyên gia về các nguy cơ an toàn thực phẩm dẫn tới người tiêu dùng thường quan tâm tới những mối nguy và nhầm lẫn giữa mối nguy và nguy cơ sức khỏe trên thực tế. Nguy cơ về sức khỏe phần lớn phụ thuộc vào mức độ và thời gian phơi nhiễm với các mối nguy. Kết quả là, các nguồn lực còn đang thiếu đang được sử dụng để quản lý các vấn đề tương đối nhỏ, trong khi nhiều vấn đề lớn hơn lại không được giải quyết do thiếu nguồn lực. Do đó, khuynh hướng tự nhiên của chúng ta trong việc nhận thức sai lầm về mức nguy cơ thực tế cần phải được thay đổi dựa trên những bằng chứng tốt hơn, không chỉ là bằng chứng về nguy cơ, mà còn về nhận thức nguy cơ.
Truyền thông nguy cơ dựa trên bằng chứng thực tế, những trao đổi tương tác, sự hiểu biết của người tiêu dùng về nguy cơ và lợi ích của thực phẩm có thể giúp người tiêu dùng đưa ra các quyết định có đủ thông tin. Đánh giá chính xác nguy cơ về các yếu tố hóa chất, sinh học và vật lý trong thực phẩm là rất quan trọng nhằm cung cấp thông tin khoa học về những nguy cơ thực tế và cung cấp thông tin đầu vào cho các hoạt động truyền thông nguy cơ chính thức. Truyền thông nguy cơ về các vấn đề an toàn thực phẩm nên được lồng ghép với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm dựa trên nguy cơ đã được khuyến cáo tại Việt Nam, cũng như đã qui định tại Luật An toàn Thực phẩm năm 2010. Ngoài ra, các bộ ngành tham gia và các cơ quan liên quan khác nên xây dựng kế hoạch phối hợp truyền thông thống nhất trong sự cố khủng hoảng thực phẩm để công chúng và tất cả các bên liên quan có thể nhận được những nguồn thông tin rõ ràng, chính xác và đúng lúc từ các nguồn tin cậy nhằm loại bỏ những lo lắng không cần thiết.
Tài liệu tham khảo- Nói không với thực phẩm bẩn: https://www.facebook.com/noikhongthucphamban/ truy xuất video ngày 15/9/2017.
- Havelaar AH, Kirk MD, Torgerson PR, Gibb HJ, Hald T, Lake RJ, Praet N, Bellinger DC, de Silva NR, Gargouri N, et al. World Health Organization Global Estimates and Regional Comparisons of the Burden of Foodborne Disease in 2010. Plos Med. 2015;12:e1001923.
- Grace D. Food safety in low and middle-income countries. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2015;12:10490-507.
- Tran Thi Tuyet-Hanh, DangXuan Sinh, Pham Duc Phuc, Tran Thi Ngan, Chu Van Tuat, Delia Grace, Fred Unger, Hung Nguyen-Viet, 2016. Exposure assessment of chemical hazards in pork meat, liver, kidney and health impact implication in Hung Yen and Nghe An provinces, Vietnam. International Journal of Public Health. 62(1), 75-82 DOI: 10.1007/s00038-016-0912-y
- Sinh Dang-Xuan, Hung Nguyen-Viet, Fred Unger, Phuc Pham-Duc, Delia Grace, Ngan Tran-Thi, Max Barot, Ngoc Pham-Thi, Kohei Makita, 2016, Quantitative risk assessment of human salmonellosis in the smallholder pig value chains in urban of Vietnam. International Journal of Public Health. Volume 62, Supplement 1, pp 93-102
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Thực hành quản lý đất bền vững trong các hệ thống canh tác ngô và sắn trên đất dốc vùng Tây Bắc Việt Nam
- Tác động của các thực hành nông nghiệp bảo tồn đến đất và cây ngô trên đất dốc vùng Tây Bắc
- Xác định tiềm năng thực hiện nông lâm kết hợp tại Tây Bắc Việt Nam
- Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
- Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam
- Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại Miền Trung Việt Nam
- Thử nghiệm một số giống ngô trên đất hai vụ lúa
- Sản xuât bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi
- Đảm bảo dinh dưỡng và quản lý: Lợi ích của phòng phân tích chât lượng cao
- Phản ứng của rau đối với phân bón ở tỉnh Lào Cai
- Tinh trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai
- Xây dựng bản đồ GIS của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để xác định tính thích hợp cho sản xuât mận Tam Hoa
- Phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu các can thiệp hướng tới mục tiêu an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nhỏ
- Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An?
- Các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt Nam: Độc tố aflatoxin B1 trong ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người
- Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
- Hiện đại hoá thị trường thực phẩm và các kết quả sức khoẻ liên quan đến chế độ ăn uống: Bằng chứng từ đô thị Việt Nam
- Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam
- Mối quan tâm và đánh giá của người tiêu dùng về chât lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm ở khu vực thành thị Việt Nam
- Kết hợp sản xuât ngô và lợn: Bài học nâng cao sinh kế cho hộ nuôi lợn và cải thiện việc sử dụng đất của các hộ trồng ngô
- Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam
- Những rào cản chính cản trở nông dân quy mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuât cây ăn quả ôn đới
- Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển
- Vai trò của rau được chứng nhận chât lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu
- Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ
- Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt