-
Hoạt động khác
-
Các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt Nam: Độc tố aflatoxin B1 trong ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người
Ngày đăng: 20/01/2018Lượt xem: 1162Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với nhiệt độ cao vơí lượng mưa nhiều là nơi có thể cung cấp điều kiện phát triển tốt cho các bệnh nhạy cảm với khí hậu. Một số ít các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ nhiễm độc tố aflatoxin B1 trên ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người tại Việt NamHu Suk Lee1, Hung Nguyen-Viet1, Nguyen Viet Khong2, Ha Minh Thanh3, Bui Nghia Vuong2, Nguyen Van Huyen2, Johanna Lindahl1,4,5, Delia Grace1
Cơ quan- Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế(ILRI), Việt Nam và Kenya
- Viện Thú y quốc gia (NIVR), Hà Nội, Việt Nam
- Viện Bảo vệ thực vật (PPRI), Hà Nội, Việt Nam
- Đại học Uppsala, Uppsala, Thụy Điển
- Đại học Nông nghiệp Thụy Điển, Uppsala, Thụy Điển
Tác giả đại diện
HS.lee@cgiar. org
Từ khóa
Bệnh Leptospira, Bệnh Viêm não Nhật Bản, nhận thức
Giới thiệu
Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với nhiệt độ cao vơí lượng mưa nhiều là nơi có thể cung cấp điều kiện phát triển tốt cho các bệnh nhạy cảm với khí hậu. Một số ít các nghiên cứu đã được thực hiện nhằm đánh giá mức độ nhiễm độc tố aflatoxin B1 trên ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người tại Việt Nam. Ngoài ra, chưa có nghiên cứu nào trước đây được triển khai để đánh giá về nhận thức và kiến thức về độc tố aflatoxin tại Việt Nam. Do đó mục đích chính của nghiên cứu này là xác định tỷ lệ lưu hành của độc tố aflatoxin B1 trên ngô và hai bệnh truyền nhiễm (viêm não Nhật Bản và bệnh leptospira) trên heo cũng như để đánh giá nhận thức và kiến thức về độc tố aflatoxin B1 với con người tại các vùng nghiên cứu.
Phương pháp
Các mẫu ngô và heo được lựa chọn ngẫu nhiên từ 6 tỉnh từ những khu vực sản xuất ngô nhiều nhất đại diện cho 6 vùng sinh thái nông nghiệp: Sơn La, Hà Nội, Nghệ An, Đắc Lắc, Đồng Nai và An Giang. Mẫu tại mỗi tỉnh được thu thập bằng cách sử dụng việc lấy mẫu nhiều giai đoạn (tỉnh, huyện, xã). Khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành (KAP) cũng được thực hiện với người dân tại 5 tỉnh này.
Ngô được kiểm tra độc tố aflatoxin B1 bằng ELIZA trực tiếp (Helica Biosystems Inc, Santa Ana, CA. USA), và được tính toán trung bình, trung vị và khoảng nhiễm tại mỗi huyện chỉ với các mẫu vượt ngưỡng phát hiện (1µg/kg) được tính toán. Tất cả mẫu ngô, heo được phân tích tại Viện Bảo vệ Thực vật (PPRI) và Viện Thú y Quốc gia (NIVR).
Nhằm đánh giá tỷ lệ huyết thanh nhiễm bệnh viêm não nhật bản (JE) và bệnh leptospira trên heo, ELISA và MAT trực tiếp đã được sử dụng (ngưng kết hiển vi trong 15 mẫu huyết thanh: Australis, Autumnalis, Grip- potyphosa, Hardjo, Javanica, Tarassovi Mitis, Hebdomadis, Icterohaemor- rhagiae, Canicola, Bataviae, Panama, Pomona, Pyrogenes, Saxkoebing và Semaranga). Ngoài ra, một bảng hỏi được sử dụng để thu thập thông tin từ các hộ gia đình về KAP liên quan tới ngô mốc. Mô hình hồi qui logic đa biến được áp dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các biến nhân khẩu học và nhận thức về độc tố aflatoxin sử dụng STATA (phiên bản 14.0, Stata- Corp, College Station, TX, USA).
Kết quả
Tổng số 2.370 mẫu ngô được lựa chọn từ 6 tỉnh và được phân tích. Trong số các mẫu thu thập được, có 799 mẫu (33,71%, 95% CI: 31,81%-35,66%) trên ngưỡng 5 ng/kg, và 687 mẫu (28,98%, 95% CI: 27,17%-30,86%) trên ngưỡng 20 ng/kg và dao động từ 0 đến 34,81 ng/kg, trung vị 4,59 |ag/ kg, và trung bình: 0,46 ng/kg. Tổng 1.959 mẫu huyết thanh đã được thu thập từ năm tỉnh và được phân tích. Nhìn chung, tỷ lệ huyết thanh nhiễm bệnh leptospira là 8,17% (95% CI: 6,99-9,47) và huyết thanh Tarassovi Mi- tis (2,19%) có tỷ lệ nhiễm cao nhất, sau đó là Australis (1,94%), Javanica (1,68%) và Autumnalis (1,17%) bằng cách sử dụng chuẩn giới hạn > 1:100 trong khi 3,98% (95% CI: 3,16-4,95) JE được phát hiện.
Tổng số 551 người được phỏng vấn từ 6 tỉnh, khảo sát cho thấy nhận thức về độc tố aflatoxin (câu hỏi: Anh/chị đã bao giờ nghe về bệnh độc tố aflatoxin trên cây ngô chưa?) Các tỉnh phía Nam Việt Nam [An Giang (25%), Đắk Lăk (23,23%) và Đồng Nai (6%)] cao hơn các tỉnh phía Bắc như [Hà Nội (1,25%), Sơn La (1,09%) và Nghệ An (0%)].
Thảo luận và kết luận
Đây là nghiên cứu sàng lọc trên diện rộng đầu tiên về độc tố aflatoxin B1 trên ngô và bệnh leptospira cũng như JE trên heo tại Việt Nam và kết quả rất có ý nghĩa cho việc nắm bắt sâu hơn về mức độ cũng như dịch tễ học của bệnh aflatoxin, JE và leptospira tại những tỉnh khác nhau.
Nghiên cứu này cũng cho thấy nguy cơ tiềm ẩn của các bệnh này trên người và động vật tại Việt Nam cũng như xác định các yếu tố nhân khẩu học (như giới và trình độ học vấn) có tác động đáng kể lên kiến thức về bệnh độc tố' aflatoxin. Cần điều tra sâu hơn tại mỗi vùng về vai trò của các điều kiện môi trường và các loài hoang dã khác nhau đối với việc truyền lây của dịch bệnh.
Tài liệu tham kháo- Hệ thống giám sát và cảnh báo sớm cho các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt Nam và Lào: https://pestforecast,wikispaces,com/Pestforecast+project
- Lee HS, Nguyen-Viet H, Lee M, Duc PP, Grace D: Khảo sát độc tố aflatoxin B1 trên ngô và nhận thức về loại độc tố này tại Việt Nam: Tạp chí độc tố thế giới 2017, 0:0 (0) - Trang: 1 - 8
- Lee HS, Khong NV, Xuan HN, Nghia VB, Nguyen-Viet H, Grace D: Tỷ lệ huyết thanh nhiễm bệnh Leptospira trong lợn thịt tại 5 tỉnh Việt Nam. Nghiên cứu thú y BMC 2017, 13:125
Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Xây dựng mô hình kinh doanh nông trại nâng cao sinh kế cho nông hộ nhỏ tại Tây Bắc Việt Nam
- Phục hồi rừng ở Tây Bắc Việt Nam
- Rừng trồng và sinh kế hộ gia đình tại Miền Trung Việt Nam
- Thử nghiệm một số giống ngô trên đất hai vụ lúa
- Sản xuât bò thịt của các nông hộ nhỏ vùng Tây Bắc: Động lực kinh tế thay đổi hành vi
- Đảm bảo dinh dưỡng và quản lý: Lợi ích của phòng phân tích chât lượng cao
- Phản ứng của rau đối với phân bón ở tỉnh Lào Cai
- Tinh trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai
- Xây dựng bản đồ GIS của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để xác định tính thích hợp cho sản xuât mận Tam Hoa
- Nhận thức sai về nguy cơ an toàn thực phẩm - Bài học kinh nghiệm và hướng đi trong tương lai
- Phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu các can thiệp hướng tới mục tiêu an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nhỏ
- Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An?
- Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
- Hiện đại hoá thị trường thực phẩm và các kết quả sức khoẻ liên quan đến chế độ ăn uống: Bằng chứng từ đô thị Việt Nam
- Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam
- Mối quan tâm và đánh giá của người tiêu dùng về chât lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm ở khu vực thành thị Việt Nam
- Kết hợp sản xuât ngô và lợn: Bài học nâng cao sinh kế cho hộ nuôi lợn và cải thiện việc sử dụng đất của các hộ trồng ngô
- Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam
- Những rào cản chính cản trở nông dân quy mô nhỏ tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuât cây ăn quả ôn đới
- Triển vọng thị trường của lê Việt Nam và hàm ý chính sách cho những can thiệp của Chính phủ
- Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam
- Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển
- Vai trò của rau được chứng nhận chât lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu
- Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ
- Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa
- Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Một số thành tựu và định hướng hợp tác
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt