-
Hoạt động khác
-
Tiếp thị, thị trường: Sản xuất rau quy mô nông hộ nhỏ có dẫn đến sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em? Minh chứng từ vùng Tây Bắc Việt Nam
Ngày đăng: 24/01/2018Lượt xem: 1175Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em như một thước đo cho chất lượng của chế độ ăn uống. Chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ này đối với các bé gái và bé trai trong độ tuổi từ 6 đến 60 tháng và từ 5 tuổi đến 17 tuổiChristian Genova1, Wendy J. Umberger1*, Alexandra Peralta1, and Suzie Newman1,2
Cơ quan
1Trung tâm Nghiên cứu Lương thực Toàn cầu và Tài nguyên, Trường Đại học Adelaide, 10 Pulteney St, Adelaide, SA, 5005, Australia.
2Viện nghiên cứu Cây trồng và Lương thực, Đường 120 Mt Albert, Sandringham, Auckland, 1025, New Zealand.
*Tác giả đại diện
wendy.umberger@adelaide.edu.au
Từ khóa
Sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em, tham gia thị trường, trao quyền cho phụ nữ, sản xuất rau
Giới thiệu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi kiểm tra mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ em như một thước đo cho chất lượng của chế độ ăn uống. Chúng tôi tìm hiểu mối quan hệ này đối với các bé gái và bé trai trong độ tuổi từ 6 đến 60 tháng và từ 5 tuổi đến 17 tuổi. Ở cấp hộ gia đình, những mối quan hệ này có thể bị ảnh hưởng bởi một hoặc cả ba yếu tố sau: (1) tiêu dùng sản phẩm lương thực do hộ tự sản xuất, (2) tiêu thụ thực phẩm nhiều dinh dưỡng và đa dạng hơn nhờ vào thu nhập từ việc bán hàng nông sản ra thị trường, và (3) các yếu tố về giới liên quan đến địa vị xã hội của phụ nữ và quyền hạn của phụ nữ trong lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu gần đây cho thấy mối tương quan tích cực giữa khẩu phần ăn của trẻ em ở Châu Phi và Châu Á, và cách thức tính toán sự đa dạng trong sản xuất nông nghiệp, tiếp cận thị trường và thu nhập từ nông nghiệp. Tuy nhiên, tài liệu nghiên cứu chỉ ra có rất ítmối liên hệ nhân quả giữa sản xuất rau tại các hộ quy mô nhỏ và việc tự tiêu dùng tại hộ, đặc biệt là đối với các nông hộ ở vùng nông thôn tại châu Á. Nghiên cứu này giúp cung cấp thêm thông tin và cơ sở cho những tài liệu đã có bằng cách sử dụng dữ liệu chéo được thu thập vào năm 2016 ở vùng núi Tây Bắc của Việt Nam.
Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
Chúng tôi sử dụng dữ liệu từ cuộc điều tra các hộ gia đình nông thôn được thu thập từ tháng 7 đến tháng 8 năm 2016, bao gồm cả việc ghi chép về chế độ ăn uống cho 2 ngày không liên tiếp. Các nông hộ nhỏ đã được lựa chọn bằng phương pháp lấy mẫu nhiều lần phân tầng. Tổng cộng, chúng tôi có 364 hộ gia đình có trẻ em từ 6 tháng đến 17 tuổi. Về mức độ đa dạng của chế độ ăn uống, chúng tôi sử dụng chỉ số về đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ (CDDS) làm thước đo cho chất lượng của chế độ dinh dưỡng. CDDS là chỉ số cân bằng trung bình không trọng số của số lượng các nhóm thực phẩm riêng biệt mà trẻ tiêu thụ trong hai khoảng thời gian tham chiếu sử dụng 14 nhóm thực phẩm. Chúng tôi sử dụng mô hình tuyến tính tổng quát hóa Poisson để đánh giá mối quan hệ giữa sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ và CDDS, kiểm soát các biến gây nhiễu tiềm ẩn. Chúng tôi ước lượng chín mô hình hồi quy: với mẫu của trẻ phân theo nhóm tuổi (từ 6 tháng đến 60 tháng, và từ 5 tuổi đến 17 tuổi), theo giới tính, và theo nhóm tuổi và giới tính.
Kết quả
Nhìn chung, chế độ ăn uống tương đối đa dạng, bao gồm các loại ngũ cốc, rau, thịt, các loại hạt và đậu. Kết quả cho thấy việc tiếp cận thị trường và tham gia thị trường quan trọng hơn sự đa dạng trong sản xuất rau trong việc cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của trẻ từ 5 đến 17 tuổi. Tương tự như các nghiên cứu khác, sự tham gia thị trường liên quan cùng chiều với sự đa dạng trong khẩu phần ăn của trẻ, trong khi sự tiếp cận thị trường lại có tương quan ngược chiều. Điều này cho thấy sự suy giảm về mặt đa dạng trong chế độ ăn uống ở trẻ với các hộ ở xa chợ. Về vấn đề trao quyền cho phụ nữ trong nông nghiệp, chúng tôi chỉ tìm thấy một mối liên hệ cùng chiều giữa thành viên nhóm và CDDS đối với các bé gái trên 5 tuổi và mối liên hệ ngược chiều giữa tiếp cận tín dụng và CDDS đối với các bé trai trên 5 tuổi. Không có mối liên hệ nào được tìm thấy đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Thảo luận và kết luận
Nghiên cứu này đã được tiến hành để điều tra liệu sản xuất rau nông hộ quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn có thể cải thiện chất lượng chế độ ăn uống của trẻ thông qua sự đa dạng của khẩu phần ăn. Để cải thiện sự đa dạng trong khẩu phần của trẻ em, việc tham gia thị trường là một bước quan trọng. Khả năng tiếp cận thị trường và thu nhập có được từ việc tham gia vào thị trường có thể cải thiện đáng kể sự đa dạng trong khẩu phần của trẻ em, đặc biệt là với bé trai từ 5 đến 17 tuổi. Các hộ gia đình ở gần chợ tiếp cận tốt hơn với các loại thực phẩm đa dạng mà chỉ có các chợ mới có thể cung cấp. Ngoài ra, thu nhập từ việc bán rau tại chợ cũng được sử dụng để mua các loại thực phẩm đa dạng và bổ dưỡng khác. Điều này có nghĩa là tạo ra và/hoặc cải thiện mối liên kết thị trường giữa các hộ sản xuất rau quy mô nhỏ và thị trường. Loại hình liên kết sẽ phụ thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương: mối liên kết giữa người nông dân với thương lái, liên kết giữa nông dân với người bán lẻ, tạo ra các nhóm nông dân hoặc hợp tác xã, v.v.
Đối với trẻ dưới 5 tuổi, kết quả của chúng tôi gợi ý các can thiệp về nông nghiệp nên tập trung vào: (1) thúc đẩy các cơ hội tạo ra thu nhập để gia tăng sự tiếp cận của các hộ đối với nguồn thực phẩm đa dạng và giàu dinh dưỡng; (2) nâng cao kiến thức dinh dưỡng của người Mông; và (3) can thiệp nhắm vào vùng có mật độ trồng rau củ thấp, có nhiều khả năng cải thiện chất lượng dinh dưỡng. Tuy nhiên, dữ liệu của chúng tôi chỉ giới hạn trong một mùa vụ. Thứ hai, chúng tôi cũng nhận thức được những vấn đề tiềm ẩn về biến nội sinh với các hộ gia đình.Cây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:- Tinh trạng dinh dưỡng của cây rau ở tỉnh Lào Cai
- Xây dựng bản đồ GIS của huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La để xác định tính thích hợp cho sản xuât mận Tam Hoa
- Nhận thức sai về nguy cơ an toàn thực phẩm - Bài học kinh nghiệm và hướng đi trong tương lai
- Phương pháp tiếp cận hệ thống nghiên cứu các can thiệp hướng tới mục tiêu an toàn thực phẩm và sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị thịt lợn quy mô nhỏ
- Giải quyết các vấn đề an toàn thực phẩm và rủi ro sức khỏe động vật trong chuỗi giá trị heo qua lăng kính kinh vế và giới: Chúng ta học được gì từ những nghiên cứu trường hợp tại Hưng Yên và Nghệ An?
- Các bệnh nhạy cảm với khí hậu tại Việt Nam: Độc tố aflatoxin B1 trong ngô và các bệnh lây nhiễm từ heo sang người
- Vai trò của nghiên cứu thị trường trong phát triển nông nghiệp vùng Tây Bắc Việt Nam
- Hiện đại hoá thị trường thực phẩm và các kết quả sức khoẻ liên quan đến chế độ ăn uống: Bằng chứng từ đô thị Việt Nam
- Mối quan tâm và đánh giá của người tiêu dùng về chât lượng thực phẩm và an toàn thực phẩm ở khu vực thành thị Việt Nam
- Kết hợp sản xuât ngô và lợn: Bài học nâng cao sinh kế cho hộ nuôi lợn và cải thiện việc sử dụng đất của các hộ trồng ngô
- Tầm quan trọng của giới trong đổi mới nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp từ Miền Trung Việt Nam
- Triển vọng thị trường của lê Việt Nam và hàm ý chính sách cho những can thiệp của Chính phủ
- Lợi thế cạnh tranh và tính thời vụ của nguồn cung: Trường hợp nghiên cứu mận tại Việt Nam
- Liên kết nông dân trồng mận với chuỗi cửa hàng hiện đại tại Hà Nội: Lý do, các kết quả và tiềm năng phát triển
- Vai trò của rau được chứng nhận chât lượng trong sự phát triển bền vững của các cộng đồng nông dân tại Mộc Châu
- Xây dựng chuỗi giá trị rau bền vững cho các nông hộ quy mô nhỏ tại Mộc Châu và Vân Hồ
- Quản lý bệnh sưng rễ cải bắp tại Sa Pa
- Nông dân có gặt hái được những gì họ gieo trồng? Ảnh hưởng của việc sản xuât rau nông hộ nhỏ đến dinh dưỡng của trẻ em ở nông thôn Việt Nam
- Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc; Một số thành tựu và định hướng hợp tác
- Chương trình Aus4Equality
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt