-
Kế hoạch thực hiện
-
Kế hoạch thực hiện mô hình Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã Tu Vũ
Ngày đăng: 08/02/2018Lượt xem: 14706Tên mô hình: Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại xã Tu Vũ Nhóm mô hình: CSA áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm Địa điểm thực hiện: xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ Cây trồng chính: Rau, màu Tổng diện tích: 20,83 ha Thời gian thực hiện: Xã Tu Vũ là xã miền núi có tổng diện tích đất tự nhiên là 476,11 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 194,02 ha chiếm 40% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của xã được sử dụng cho canh tác 2 vụ lúa là 16,8 ha; cho canh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu là 56,07 ha; đất trũng 1 vụ lúa là 71 ha; đất chuyên màu là 29,57 ha.1. Hiện trạng cơ cấu cây trồng ở địa phươngXã Tu Vũ là một xã miền núi của huyện Thanh Thủy. Diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 4,5 km2. Địa bàn xã tiếp giáp với các vùng: Phía Đông giáp với Khánh Thượng (Ba VÌ - Hà Nội) và xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn - Hòa Bình); Phía Tây giáp với Yên Lãng - Thanh Sơn - Phú Thọ; Phía Nam giáp với Lương Nha - Thanh Sơn - Phú Thọ; Phía Bắc Giáp với Yến Mao - Thanh Thủy - Phú Thọ. Phần lớn diện tích xã nằm dọc quốc lộ 317, thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ lớn như Thành phố Hòa Bình, Thành phố Hà Nội và Thành phố Việt Trì.
Dân số toàn xã 2975 người, số người trong độ tuổi lao động là 1.761 người (chiếm 59,2%). Như vậy nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế của toàn xã rất lớn. Trong đó 73,9% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và 11,1% lao động đã qua đào tạo, là điều kiện thuận lợi để xã phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa.Bảng 1: Tỷ lệ lao động trong độ tuổi phân theo các nhành sản xuấtTT Lao động Số người Tỷ lệ (%) 1 Lao động nông nghiệp 1.303 73,99 2 Lao động dịch vụ và thương mại 27 1,53 3 Lao động sản xuất phi nông nghiệp 51 2,89 4 Lao động trong các khu công nghiệp 183 10,39 5 Lao động qua đào tạo 197 11,19
Cơ cấu kinh tế xã: Tu Vũ là một xã thuần nông với hoạt động sản xuất nông nghiệp chiếm 60,1% và thu hút 71,2% số người trong độ tuổi lao động tham gia, tiếp theo tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ chiếm 22%, sản xuất kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ 17%, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%, thu nhập bình quân đầu người 24,9 triệu/ngirời/năm, bình quân lương thực 535 kg/ngirời/năm.
Mặc dù là xã có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Thủy nhung tỷ lệ hộ nghèo cùa xã vẫn chiếm tý lệ cao, trên 10%, ảnh hưởng lớn đến đầu tư đồng bộ vảo sản xuất nông nghiệp.
Về sản xuất nông nghiệp tại địa phương:
Tống diện tích đất tự nhiên toàn xã là 476,11 ha. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 194,02 ha, chiếm 40,7% tổng diện tích đất tự nhiên. Đất nông nghiệp của xã được sử dụng cho canh tác 2 vụ lúa là 16,8 ha; cho cánh tác 2 vụ lúa 1 vụ màu là 56,07 ha; đất chiêm trũng 1 vụ lúa lả 71 ha; đất chuyên màu là 29,57 ha.
Bảng 2: Diện tích đất nông nghiệp tại địa phươngTT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất sản xuất lúa
- Đất lúa 2 vụ
- Đất 2 vụ lúa, 1 vụ màu (vụ đông)
- Đất 1 vụ chiêm143,87
16,8
56,07
71,077,5 2 Đất chuyên màu 29,57 13,3 3 Đất trồng cây lâu năm 20,57 9,2 Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn xã một số năm gần đây, bước đầu đã hình thành nên các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô vừa và nhỏ. Đây là diều kiện thuận lợi phục vụ phát triển nông nghiệp quy mô lớn theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển còn hạn chế, chưa đầu tư hoàn thiện. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển và khai thác có hiệu quà tiềm năng của xã cần có sự đầu tư về kỹ thuật, nguồn vốn.
Tổng diện tích đất sản xuất rau chuyên canh của toàn xã 29,57 ha trong đó riêng khu 1 diện tích trên 20,83 ha, tuy nhiên hiện nay vẫn còn 25-30% diện tích trồng rau được trồng xen với cây táo. Diện tích trồng rau vụ đông sau 2 vụ lúa hàng năm dao động 15-20 ha phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và khả năng canh tác của hộ dân. Xã có hai sản phẩm đặc sản tạo lên thương hiệu rau Tu Vũ là Mướp nhật (lặc lày) và đỗ trắng, cho thu nhập trung bình trên 150 triệu đồng/ha/năm. Ngoài ra, các sản phẩm rau khác như cà pháo, cà tím, cà chua và các loại rau ăn lá theo mùa vụ cũng dem lại thu nhập cao cho người dân trong vùng.
Các cây trồng khác như lúa, ngô, khoai, dong riềng,... chủ yếu đóng vai trò đàm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Định hướng phát triển kinh tế của địa phương hướng tới các cây trồng có giá trị kinh tế cao, bền vững như rau màu, cây ăn quả và chăn nuôi chuyên canh quy mô nông hộ..
2. Hiện trạng sản xuất trên khu/vùng đã được chọn thực hiện mô hình
Khu vực lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, có diện tích 20,83 ha thuộc khu 1 nằm dọc theo quốc lộ 317, gần sông Đà, đất đai khá bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Hiện tại, mô hình có 64hộ dân canh tác, diện tích trung bình mỗi hộ 300 m2 - 7.000m2, hộ có diện tích nhiều nhất trên 13.000 m2, khu vực lựa chọn thực hiện mô hình dã hoàn thành việc đồn điền đổi thửa năm 2012.
Cơ cấu cây trồng hiện nay tại khu lựa chọn xây dựng mô hình được mô tả như sơ đồ sau:
- Về thời vụ gieo trồng các loại rau tại khu lựa chọn thực hiện mô hình canh tác theo 2 vụ trồng chính là:
+ Vụ xuân - hè (tháng 2 - tháng 7): Khoảng 50% diện tích trồng muớp nhật (lặc lày) (khoảng 10 ha), 10% diện tích trồng cà pháo, cà tím độc canh (khoảng 2 ha), 5% diện tích trồng đỗ leo (khoảng 2 ha), 10% diện tích trồng các loại rau cải (khoảng 2 ha). 25% diện tích trồng cà pháo, ngô, rau cải xen táo, ở giai đoạn táo chưa khép tán (khoảng 5 ha).
+ Vụ thu - đông (tháng 8 - tháng 12): 20% diện tích trồng cà chua (khoảng 4 ha), 10% diện tích cà tím, cà pháo (khoảng 2 ha), 15% diện tích đỗ leo (khoảng 3 ha), 30% diện tích rau ăn lá các loại xu hào, cải bắp, súp lơ, cài ăn lá (khoảng 6 ha) và 25% diện tích canh tác táo (khoảng 5 ha), sau khi đã thu hoạch các cây trồng xen trong vườn táo.+ Khu C, diện tích 3,53 ha nằm gần đường quốc lộ 317, đất cát pha: Cây trồng hiện tại là rau cải, ngô xen táo, cà chua và mướp nhật (lặc lày). Kỹ thuật canh tác đang áp dụng tại khu này gồm: Giống với mướp nhật người dân tự để giống, giàn leo được được làm theo hình chữ nhật, phân bón hầu như chua được đầu tư chăm bón, mật độ trồng thưa 3-4m một gốc, mỗi gốc từ 4-5 hạt. Với cà chua giống được mua trôi nồi trên thị tnrờng không rõ nguồn gốc, bón phân không theo quy trình...Thu nhập bình quân mỗi năm của 1 hộ khoảng 80 triệu đồng/ha.
- Cơ cấu cây trồng hiện tại, trên khu vực lựa chọn thực hiện dược chia theo các khu ruộng:
+ Khu B1, B2 : Diện tích 10,51 ha, đất thịt nhẹ, cây trồng hiện tại lả: Cà pháo, ngô, rau cài xen táo, cà chua và mướp nhật (lặc lày). Kỹ thuật đang áp dụng: Với rau cải người dân sử dụng giống rau không rõ nguồn gốc, sử dụng hình thức tưới bằng nước trực tiếp từ bể biogas chia qua sử lý dẫn đến sản phẩm rau dễ bị nhiễm khuẩn. Nhiều hộ bón quá nhiều phân hóa học không theo quy trình. Thu nhập bình quân mỗi năm của 1 hộ khoảng 100 triệu dồng/ha.
+ Khu A1, A2 (khu 3, khu 4): diện tích 6,99 ha, đất thịt, cây trồng hiện tại là: ngô, cả pháo, đỗ leo và 1,2 ha đang canh tác lúa vụ xuân (Diện tích này sẽ được chuyển sang trồng rau khi dự án được thực hiện). Kỹ thuật canh tác: Cà pháo người dân sử dụng giống tự để và một số hộ mua trên thị trường nhưng không biết rõ nguồn gốc điều này ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng cây giống; về bón phân tất cả các hộ trồng cà pháo đều không tuân thủ theo một quy trình nhất định dẫn đến nhiều khi lạm dụng phân hóa học đặc biệt là đạm, một yếu tố khác ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm cà pháo là chưa có hệ thống tựới chủ động. Thu nhập bình quân-mỗi- năm của 1 hộ khoảng 60-70 triệu đồng/ha.
Chi tiết xem tại tệp đính kèm.Tệp đính kèm:
KHTH_Rau Thanh Thủy.rarDữ liệu liên quan:- Kế hoạch thực hiện mô hình thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Đoan Hùng
- Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap
- Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng hóa cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Thủy
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt