-
Báo cáo thiết kế mô hình
-
Báo cáo thiết kế mô hình CSA sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap tại huyện Thanh Sơn
Ngày đăng: 09/02/2018Lượt xem: 1759Tên mô hình: Mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap tại huyện Thanh Sơn Nhóm mô hình: CSA theo hướng VietGAP Địa điểm thực hiện: HTX chè an toàn Thanh Hà - Xã Võ Miếu - Huyện Thanh Sơn Cây trồng chính: Chè Tổng diện tích: 19,3 ha Thời gian thực hiện: Võ Miếu là một xã miền núi huyện Thanh Sơn, có diện tích tự nhiên 4.849,5 ha, có chiều dài khoảng 12km, rộng khoảng 4km, gồm 22 khu dân cư. Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ngọn Lưỡi Hái 1.071m. Sông suối nhỏ, thủy văn theo mùa.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Võ Miếu
Võ Miếu là một xã miền núi huyện Thanh Sơn, có diện tích tự nhiên 4.849,5 ha, có chiều dài khoảng 12km, rộng khoảng 4km, gồm 22 khu dân cư. Địa hình chủ yếu là đồi núi, cao nhất là ngọn Lưỡi Hái 1.071m. Sông suối nhỏ, thủy văn theo mùa.
Tổng dân số của xã Võ Miếu là 3.051 hộ với 12.572 nhân khẩu với thu nhập bình quân đầu người đạt 18.114.160 đồng/người/năm.Toàn xã có 5 dân tộc cùng chung sống. Trong đó Dân tộc Kinh là: 6.091 người = 48,4%; dân tộc Mường là: 5.745 người = 45,7%; dân tộc Dao và dân tộc khác là 736 người = 5,9%. Nhân dân trong xã chủ yếu phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp với 50% tổng giá trị hàng năm của xã.
Tình hình phân công lao động/vấn đề bình đẳng giới trong các khâu sản xuất trồng trọt. Không có sự phân công lao động rõ ràng trog các khâu sản xuất trồng trọt, lao động nam và lao động nữ thường cùng hỗ trợ nhau trong sản xuất nông nghiệp. Phân công lao động giữa nam và nữ chỉ có trong ngành nghề khác như công nghiệp, xây dựng (lao động nam chiếm đa số), tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (lao động nữ chiếm đa số).
2. Sản xuất nông nghiệp tại xã Võ Miếu
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 1832,5 ha, phân bố khá đều tại 22 khu dân cư của xã, diện tích đất ruộng trồng lúa chiếm 50,2%, ngô chiếm 12% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn xã, diện tích trồng rau và cây trồng hàng năm khác khoảng 93 ha, chủ yếu được trồng ở vườn nhà và đất đồi. Diện tích trồng cây chè chiếm 17,6%; diện tích sơn và cây lâm nghiệp chiếm gần 12% trong diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã.
Cơ cấu cây trồng: Cây lúa vẫn là cây trồng chính của xã chiếm một nửa diện tích đất nông nghiệp. Nhưng cây chè chính là cây làm giàu cho dân với diện tích chiếm 17,6% tổng diện tích đất canh tác của xã. Năng suất chè đạt trung bình 12,5 tấn/ha. Sản lượng toàn xã đạt 3.333 tấn. Các giống chè trong xã chủ yếu là PH1, LDP2, LDP1 và Trung Du. Búp chè tươi sau thu hái chủ yếu bán cho các xưởng quanh vùng sản xuất chè đen.
Phần lớn diện tích đất tại xã Võ Miếu là đồi, đất canh tác chủ yếu là đất pherarit đỏ vàng có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ, có một số là đất thịt nhẹ pha cát cạnh sông, khá giàu dinh dưỡng, nên bên cạnh việc sản xuất lúa, ngô để đảm bảo an ninh lương thực thì rất phù hợp cho việc mở rộng sản xuất chè đặc biệt là chè chất lượng cao để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp.
3. Hiên trang khu mông lựa chon thưc hiên mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hưởng VietGap
Khu vực lựa chọn xây dựng mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao thuộc xóm Thanh Hà, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn, diện tích 19,3 ha, gồm 30 hộ dân. Diện tích chè mỗi hộ canh tác trung bình 0,65 ha, hộ có diện tích lớ nhất là 2,7 ha. Khu canh tác chè được chia thành 3 gò và 1 dải thoải dài liền kề nhau.
Cơ cấu giống chè của khu chủ yếu là các giống chè chất lượng chưa cao LDP1, LDP2 và PH1 (chiếm 80% tổng diện tích); 10% là các giống chè chất lượng cao như Kim Tuyên, Keo Am Tích, Bát Tiên...; còn khoảng 10% diện tích là giống chè Trung Du hạt. Việc mở rộng diện tích các giống chè chất lượng cao và chuyển dần diện tích chè Trung Du hạt sang giống chè mới là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng cơ cấu giống chè trong khu.
Năng suất chè các giống LDP1, LDP2 và PH1 của khu mô hình đạt 12 tấn/ha. Các giống chè chất lượng cao đang tuổi 4 có năng suất đạt 4-5 tấn/ha, sinh trưởng khá. Giống Trung Du hạt năng suất đạt 8 tấn/ha. Hiện nay các giống chè mới chất lượng cao như Kim Tuyên đã được một số hộ trồng thử với diện tích nhỏ (1000-2000 m2), đều được đánh giá cây sinh trưởng tốt, cho năng suất khá cao.
Đầu tư thâm canh của người dân còn thấp, qua khảo sát ý kiến các hộ tham gia mô hình chủ yêu tập trung bón phân vô cơ 3 lần trong năm, bón phân vào tháng 3, tháng 7 và tháng 9 với tổng lượng phân khoảng 800 NPK (12-5-10)/ha-chia đều cho 3 lần bón trên các nương chè kinh doanh trên 10 tấn búp thu. Người dân không sử dụng phân hữu cơ cũng như phân vi sinh cho chè, khiến đất trên các nương chè trở nên khô cứng, cây chè không sử dụng tối đa được nguồn phân khoáng các hộ bón.
Đất trồng chè không được xới sáo nên độ tơi xốp, giữ nước, giữ phân kém, nhiều nương chè trai cứng do sử dụng nhiều thuốc trừ cỏ, bón phân không cân dối, không sử dụng phân bón hữu cơ và phân vi sinh và không tưới nước cho chè. Do vậy việc khuyến khích sử dụng nguồn phân hữu cơ và nguồn phân vi sinh cải thiện độ phì đất canh tác chè tại đây là rất cần thiết.
Kỹ thuật đốn chè vụ Đông tháng 12 đến tháng 1 đang được các hộ áp dụng, Thu hoạch chè vảo thời vụ từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm. Các nương chè không được tưới ngoài nước mưa nên kỹ thuật đốn chè trái vụ để thu chè cuối Đông vào tháng 11 vả tháng 12 khi giá búp chè tười cao phục vụ bán vào dịp Tết Nguyên Đán chưa được áp dụng trong khu vực.
Chi tiết xem tại tệp đính kèm.Tệp đính kèm:
BCTKMH_Chè Thanh Sơn.rarDữ liệu liên quan:- Báo cáo thiết kế mô hình "Thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng
- Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Thủy
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt