-
Báo cáo thiết kế mô hình
-
Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
Ngày đăng: 09/02/2018Lượt xem: 2300Tên mô hình: Mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng hóa cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: Khu 10, 11, 12 và 13 xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ Cây trồng chính: Lúa Tổng diện tích: 19,5 ha Thời gian thực hiện: Xã Hương Nộn là xã miền núi có diện tích đất nông nghiệp là 422,9 ha, phân bố đều tại 13 khu dân cư của xã, diện tích đất ruộng trồng lúa chiếm gần 60% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn xã, diện tích trồng rau và cây ăn quả các loại khoảng 100 ha, chủ yếu được trồng ở vườn nhà, đất bãi và đất đồi. Cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn chỉ chiếm diện tích nhỏ trong diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hương Nộn huyện Tam Nông
- Xã Hương Nộn là xã miền núi nằm gần trung tâm huyện Tam Nông dọc Quốc lội 32A, cách thị trấn Hương Hóa 1,5 km về phía Bắc, phía Bắc giáp sông Hồng và xã Cổ Tiết, phía Nam giáp xã Dị Nậu và thị trấn Hưng Hóa, phía Đông giáp sông Hồng và xã Kinh Kệ huyện Lâm Thao, phía Tâ giáp xã Thọ Văn. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là 839,6 ha, có đường Quốc lộ 32A chạy qua và 3,9 km sông Hồng chảy qua địa phận xã, là đièu kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp và dịch vụ.
Bảng 1: Tình hình kình tế - xã hội xã Hương Nộn huyện Tam Nông năm 2014TT Chỉ tiêu Giá tri 1 Bình quân thu nhập đầu người 21.506.800
đ/người/năm2 Bình quân lirưng thực đầu ngirời đối với khẩu nông nghiệp 507 kg/người/nẫm 3 Cơ cấu kinh tế:
- Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
- Thương mại, dịch vụ45,1%
31,4%
23,5%4 Cơ cấu lao động:
- Nông lâm nghiệp, thủy sản
- Công nghiệp, xây dựng
- Thương mại, dịch vụ47,5%
31%
21,5%5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo 33,2% 6 Tỷ lệ hộ nghèo 4,7% 7 Tỷ lệ tăng clân số tự nhiên 1,08%
- Tỷ lệ lao dộng đã qua đào tạo là 33,2%, đây là điều kiện tốt để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp cũng như các ngành nghề khác
2. Sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp
- Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của xã là 422,9 ha, phân bổ khá đều tại 13 khu dân cư của xã, diện tích đất ruộng trồng lúa chiếm gần 60% diện tích sản xuất nông nghiệp toàn xã, diện tích trồng rau và cây ăn quả các loại khoảng 100 ha, chủ yếu được trồng ở vườn nhà, đất bãi và đất đồi. Cây công nghiệp lâu năm như chè, sơn chỉ chiếm diện tích nhỏ trong diện tích sản xuất đất nông nghiệp của xã.Bảng 2: Phân loại diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã Hương Nộn huyện Tam NôngTT Loại đất nông nghiệp Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất trồng lúa 246,57 58,3 2 Đất trồng ngô 65,3 15,4 - Ngô băỉ sông 36,6 - Ngô trên đất ruộng vàn cao 28,7 3 Rau các loai 44,4 10,5 - Dưa 0,5 - Cải bắp 3,8 - Su hào 3,4 - Cài ngọt 5,5 - Cà chưa 0,7 -Bí 15 - Đậu đỗ 0,8 - Su su 1,6 - Sà lách 1,4 - Rau khác 11,7 4 Cây ăn quả 54,1 12,8 5 Cây công nghiệp dài ngày 12,5 3,0 Cộng 422,87
- Các giống lúa, ngô đang trồng phổ biến tại xã là GS9, J02, Thiên Ưu 8, Khang dân đột biến, tám xoan, HT1..., cây ngô với diện tích canh tác 65,3 ha với các giống ngô lai DK8868, DK6919, LVN61.., giống và kỹ thuật canh tác được lựa chọn tự phát theo nhu cầu nông hộ
- Kết quả sản xuất: Năng suất lúa trung bình của toàn xã đạt 50,9 tạ/ha. Năng suất ngô trung bình đạt 52 tạ/ha.
- Các biện pháp canh tác chủ yếu, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và xử lý phụ phẩm..Các hộ đã áp dụng cơ giới hóa trong khâu chuẩn bị đất trồng, đối với sản xuất lúa diện tích cấy clìiếm 60%, 40% diện tích còn lại áp dụng gieo sạ, đối với sản xuất ngô đông chủ yếu là làm bầu, làm đât tôi thiêu và che phủ rơm rạ. Thu hoạch bảo quản sản phâm vẫn áp dụng truyền thống, chưa có xử lý phụ phẩm sau thu hoạch.
- Hoạt động của HTX/Tổ chức dùng nước: HTX cùng với tổ thủy nông luôn đảm bảo, điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
- Hiện trạng thị trưởng và tiêu thụ sản phẩm: Thị trường tiêu thụ sản còn nhỏ lẻ, chủ yếu các sản phẩm nông nghiệp làm ra chỉ để dùng hoặc bán tại địa phương, một số lượng ít (khoảng 10% sản lượng lúa) được công ty giống Ba Vì thu mua.
3. Dân số, lao động và các tổ chức cộng đồng
- Tình hình KT-XI-I các hộ nông dân đang sản xuất trên địa bàn: Tổng dân số của xã Hương Nộn 1.828 hộ, vởi 7.338 khẩu trong đó số người trong độ tuổi lao động đạt 3.338 người với thu nhập bình quân đầu người đạt 21,5 triệu đồng/người/năm, bình quân mỗi một hộ dân có từ 4 đến 5 người trong đó lao động chính là 2 người/hộ còn lại là sống phụ thuộc.
- Tình hình phân công lao động/vấn đề bình đẳng giới trong các khâu sản xuất trồng trọt: trong 1.828 hộ dân có 1.580 hộ dân làm nông nghiệp, tổng số lao dộng trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 2.585 người không có sự phân công lao động rõ ràng trong các khâu sản xuất trồng trọt, lao dộng nam và lao động nữ thường cùng hỗ trợ nhau Irong sản xuất nông nghiệp. Phân công lao dộng giữa nam vả nữ chỉ có trong ngành nghề khác như công nghiệp, xây dựng ( lao động nam chiếm đa số), tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ (lao động nữ chiếm đa số)
- Hoạt động của các HTX/Tổ chức dùng nước: HTX cùng với tổ thủy nông luôn đảm bảo, điều tiết nguồn nước tưới tiêu cho đồng ruộng.
4. Hiện trạng khu ruộng lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất lúa theo CĐML
Khu ruộng lựa chọn thực hiện mô hình sản xuất lúa theo CĐML và đa dạng hóa sản xuất vụ đông thuộc 4 khu 10, 11, 12 và khu 13 xã Hương Nộn, diện tích 19,5 ha, gồm 209 hộ dân, đây là khu ruộng mẫu dã cơ bản hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa năm 2014. Diện tích ruộng mỗi thửa ruộng trung bình 450-600m2, diện tích mỗi hộ trung bình 700~800m2, hộ có diện tích lớn nhất là 2.400m2. Khu ruộng chia thành 5 tiểu khu.
Cơ cấu cây trồng tại khu ruộng chủ yếu là 2 vụ lúa/năm và khoảng 30% - 35% cơ cấu 3 vụ/năm (2 vụ lúa + cây vụ đông), cây vụ đông chủ yếu là ngô 80%, 20% bí xanh, bí đỏ. Cơ cấu giống lúa: Lúa lai chiếm 60-70% ở vụ xuân và 40-50% ở vụ mùa. Các giống lúa lai là Nhị ưu 838, TH3-3, Syn 6. Các giống lúa thuần là Thiên ưu 8, RVT, TBR 225, HT1, J02, Khang Dân đột biến. Giống ngô sử dụng cho vụ dông là NK66, DK8868.
Thời vụ sản xuất vụ lúa Xuân và lúa Mùa thường không đảm bảo theo lịch gieo cấy chung của tỉnh vả chưa áp dụng đại trà biện pháp làm ngô bầu, dẫn đến thời vụ sản xuất ngô vụ Đông một số năm bị muộn, cho thu hoạch với năng suất thấp, người dân chủ yếu dùng thân ngô để cho đàn gia súc.
Năng suất lúa trung bình vụ Xuân đạt 5,2 tấn/ha (lúa lai 5,4 tấn/ha, lúa thuần 5,0 tấn/ha); vụ Mùa đạt 5,0 tấn/ha (lúa lai 5,2 tấn/ha, lúa thuần 4,8-4,9 tấn/ha); năng suất ngô vụ Đông đạt 5,3 tấn/ha.
Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào làm đất (cày, bừa) mới khoảng 80%, chủ yếu lả sử dụng các loại máy, công cụ cỡ nhỏ. Các loại máy móc cỡ lớn, áp dụng đồng bộ cùng thời điểm cho tất cả các hộ không thể sử dụng được do, diện tích ruộng manh mún, nhiều bờ thửa ngăn cách ruộng.Phương thức gieo mạ cấy và sạ đều được áp dụng phổ biến tại khu ruộng, lượng giống sử dụng cho 1 ha, đối với lúa thuần là 60 kg cho cả vụ xuân và vụ mùa, đối với lúa lai là 25-3Okg (vụ xuân áp dụng 30 kg/ha, vụ mùa áp dụng 25 kg/ha). Lượng giống sử dụng đối với cả hai phương thức gieo mạ cấy và sạ là như nhau. Cả phương thức sạ và cấy lúa đều chưa áp dụng máy móc vào sản xuất đại trà.
Sử dụng phân bón: Đầu tư vào sản xuất tại khu ruộng của người dân chưa cao và chưa đồng bộ, trung bình với mức bón cho 01 ha lúa lai vụ Xuân là 2-4 tấn phân hữu cơ + 150 kg urê + 450 kg super lân + 140 kg kali + 120 -150 kg NPK (5:10:3); đối với 01 ha lúa thuần là 2-3 tấn phân hữu cơ + 135 kg urê + 450 kg super lân + 140 leg kali + 100-120 kg NPK (5:10:3).
Vụ mùa: 01 ha lúa lai bón 2-3 tấn phân hữu cơ + 135 kg urê + 450 kg super lân + 140 kg kali + 100 “120 kg NPK (5:10:3); đối với 01 ha lúa thuần là 2-3 tấn phân hữu cơ + .135 kg urê + 450 kg super lân + 140 kg kali + 100 -120 kg NPK (5:10:3). Lượng phân bón áp dụng như nhau với cả hai phương thức là cấy mạ gieo và sạ lúa (sa vãi, sạ theo hàng). Biện pháp bón phân theo bảng so màu lá lúa, bón phân theo nhu cầu dinh dưỡng cây trồng chưa được người dân áp cỉụng tại khu ruộng và toàn bộ cánh đồng.
Các kỹ thuật áp dụng vào sản xuất đối với cây lúa theo SRI mới áp dụng đơn lẻ ở một số khâu như cấy mạ non, cấy thưa và bón giảm đạm. Các biện pháp kỹ thuật khác như cấy 1 dảnh ở vụ Xuân, tưới nước theo nông lộ phơi, quản lý dịch hại tổng hợp IPM,... chưa được áp dụng đồng bộ, do đó hiệu quả sản xuất chưa cao.
Biện pháp làm cỏ sục bùn truyền thống hầu như không được áp dụng tại khu ruộng mà hộ dân chủ yếu sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm dể diệt trừ cỏ.
Tưới nước: Phương pháp tưới tràn vả chảy từ ruộng gần mương tưới đến ruộng kế tiếp được cáp dụng tại khu ruộng vả toàn bộ cánh đồng, lúa sau khi cấy được duy mực nước từ 3-5 cm trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển cây lúa. Phương pháp tưới nước nông lộ phơi chưa được áp dụng tại khu ruộng, dẫn đến hiệu quả sử dụng nước, phân bón chưa cao, năng suất lúa chỉ ở mức trung bình.
Thu hoạch: Tỷ lệ áp dụng thu hoạch bằng máy gặt ở mức 30%, chủ yếu là bằng máy gặt dập cỡ nhỏ, thu hái bằng tay vẫn được sử dựng phổ biến tại khu ruộng và địa phương.
Xử lý rơm rạ, phế phụ phẩm sau thu hoạch: Hầu hết phế phụ phẩm sau thu hoạch như rơm rạ, thân, lõi bắp ngô chưa dược khai thác xử lý làm phân bón vi sinh,...
Điều hành tổ chức sản xuất: Tại khu ruộng vẫn mang tính tự phát cao, các hộ dân tự ra quyết định về lựa chọn giống, thời vụ gieo trồng, kỹ thuật canh tác và sản phẩm lúa gạo có thể để bán hoặc giữ lại sau khi thu hoạch.
Vai trò điều hành tổ chức sản xuất, thu mua sản phẩm của HTX đối với khu ruộng hầu như là không có, HTX chủ yếu đóng vai trò về cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp cho các hộ dân trong khu ruộng và cả xã.
Trong quá trình sản xuất, không có sự phân chia lao động nam và nữ giới. Nữ giới thường thực hiện các công việc như gieo cấy, bón phân, thu hoạch; lao động nam thường thực hiện các công việc yêu cầu cần sức khỏe hơn như làm đất, vận chuyển vật tư, nông sản. Tỷ lệ lao động nữ chiếm 60-65% trong sản xuất nông nghiệp.
Chi tiết xem tại file đính kèm.Tệp đính kèm:
BCTKMH_Lúa Hương Nộn.pdfDữ liệu liên quan:- Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng hóa cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Báo cáo thiết kế mô hình "Thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap tại huyện Thanh Sơn
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Thủy
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt