-
Tỉnh Hà Giang
-
Báo cáo thiết kế mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên
Ngày đăng: 14/04/2018Lượt xem: 1178Tên mô hình: Mô hình trồng mới giống cam sành sạch bệnh, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu Nhóm mô hình: CSA sản xuất Cam chất lượng cao Địa điểm thực hiện: Xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang Cây trồng chính: Cam Tổng diện tích: 22,6 ha Thời gian thực hiện: Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu có diện tích 22,6 ha được bố trí trên vùng đất đồi thấp có sườn thoải và một phần chân núi thuộc thôn Bản Tàn, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, không chủ động được nước tưới, được giao cho 34 hộ dân canh tác. Trước đây, diện tích đất này chủ yếu dùng để trồng các loại cây màu như đỗ, lạc, ngô... Mô hình được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Bạch Ngọc;
+ Phía Tây giáp với thôn Đồng của xã Trung Thành;
+ Phía Nam giáp với thị trấn Nông trường Việt Lâm;
+ Phía Bắc giáp với thôn Trung Sơn của xã Trung Thành.Trung Thành là một xã thuộc huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Việt Nam. Có tọa độ 22o34’09’’B – 104o57’56’’Đ. Địa phận của xã tiếp giáp với:- Phía Bắc giáp thị trấn Việt Lâm, xã Ngọc Linh.
- Phía Đông giáp xã Bạch Ngọc.
- Phía Nam giáp xã Đồng Tiến & Đồng Tâm (Bắc Quang).
- Phía Tây giáp xã Tân Thành (Bắc Quang), xã Việt Lâm.
Xã Trung Thành có diện tích tự nhiên là 63,03 km², được chia thành các thôn bản: Chung, Trung Sơn, Bản Tàn, Đồng, Minh Thành, Tấng, Thủy Lâm, Hai Buồng, Khuổi Lái.
Đặc điểm nơi thực hiện mô hình
Mô hình CSA trồng mới giống cam sành sạch bệnh thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu có diện tích 22,6 ha được bố trí trên vùng đất đồi thấp có sườn thoải và một phần chân núi thuộc thôn Bản Tàn, xã Trung Thành, huyện Vị Xuyên, không chủ động được nước tưới, được giao cho 34 hộ dân canh tác. Trước đây, diện tích đất này chủ yếu dùng để trồng các loại cây màu như đỗ, lạc, ngô... Mô hình được xác định như sau:
+ Phía Đông giáp với xã Bạch Ngọc;
+ Phía Tây giáp với thôn Đồng của xã Trung Thành;
+ Phía Nam giáp với thị trấn Nông trường Việt Lâm;
+ Phía Bắc giáp với thôn Trung Sơn của xã Trung Thành.
Kỹ thuật canh tác: Người dân trong khu vực dự kiến lựa chọn xây dựng mô hình chưa có nhiều kinh nghiệm về canh tác cam sành. Trong tổng số 34 hộ trong diện được lựa chọn chỉ có 4 – 5 hộ là đã trồng cam sành được từ 2 – 3 năm gần đây. Trước đây, người dân chỉ có kinh nghiệm trong trồng các loại cây như lúa, ngô, lạc và một số loại cây khác như cỏ voi chăn nuôi. Các kiến thức được ứng dụng từ tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng trọt còn hạn chế, trình độ canh tác của người dân còn thấp. Ngoài ra, các vật dụng lao động hỗ trợ sản xuất cho người dân nơi đây còn nhiều thô sơ và lạc hậu. Trong trồng trọt, người dân chủ yếu sử dụng các loại phân hóa học tổng hợp, sử dụng thuốc BVTV và thuốc trừ cỏ một cách tràn lan, không theo hướng dẫn của nhà sản xuất và khoa học dẫn đến tình trạng suy thoái đất, môi trường, làm giảm chất lượng nông sản.
Nguồn nước tưới: Mô hình CSA dự kiến thực hiện chưa được xây dựng hệ thống tưới tiêu và hệ thống kênh mương nội đồng. Nguồn nước tưới ở nơi đây chủ yếu là từ nước mưa tự nhiên.
Đặc điểm đất đai (địa hình, thủy văn bao gồm thời tiết, lượng mưa, lũ lụt và hạn hán, v..v...) khu vực dự kiến lựa chọn mô hình tại thôn Bản Tàn, xã Trung Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa, mưa nhiều, mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình năm trong khoảng từ 180C – 250C. Lượng mưa trung bình ở nơi đây khá lớn, khoảng từ 3.000 – 4.000 mm/năm.
Nhìn chung về đặc điểm đất đai, khí hậu xã Trung Thành khá thích hợp để phát triển cây cam sành và thực tế sản xuất những cây trồng này cũng là những cây trồng chủ lực để phát triển kinh tế của hộ dân nơi đây.
Áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất cam sành tại khu vực dự kiến thực hiện mô hình CSA là chưa có, người dân chủ yếu sử dụng các công cụ lao động thô sơ trong suốt quá trình canh tác, từ làm đất, tạo đường đồng mức, gieo trồng, bón phân, phun thuốc trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản.
Tổ chức nông dân: Hợp tác xã Hương Cam vừa mới được thành lập nên khả năng hoạt động, chỉ đạo và gắn kết người dân còn hạn chế. Chưa có sự liên kết đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch, chưa có kết nối giữa các nhà đầu tư và các nhà thu mua sản phẩm.
Hiện trạng về đất đai, đặc điểm thổ nhưỡng/nông hóaTổng diện tích đất tự nhiên toàn xã tính đến hết năm 2015 là 63,03 km2. Trong đó, diện tích trồng cây ăn quả là khoảng hơn 300 ha, chủ yếu là cam quýt chiếm tới 240 ha; cây lương thực: 400 ha; cây chè: 115 ha; cây cao su: 380 ha.
Bảng 2 - 1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại địa phươngTT Loại đất Diện tích (ha) 1 Đất trồng cây cam quýt 240 2 Đất trồng cây lương thực 400 3 Đất trồng cây chè 115 4 Đất trồng cây cao su 380 - Tại khu vực dự kiến xây dựng mô hình: Toàn bộ diện tích đất thuộc mô hình đều là đất dốc (độ dốc từ 10 – 25o), nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm là 180C – 250C, lượng mưa trung bình khoảng 3.000 – 4.000 mm/năm. Một số năm có hiện tượng thời tiết bất thường ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng quả như: mưa đá, lũ lụt, rụng quả vào năm 2014; mưa nhiều vào thời điểm những tháng đầu năm.
Chi tiết xem tại tệp đính kèm.Tệp đính kèm:
4.12.2017 TKCT MH Cam Trung Thành-Chính thức.docDữ liệu liên quan:- Báo cáo thiết kế mô hình "Thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi đặc sản Đoan Hùng tại xã Bằng Luân, huyện Đoan Hùng
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA sản xuất chè xanh chất lượng cao theo hướng VietGap tại huyện Thanh Sơn
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất lúa theo hướng cánh đồng mẫu lớn và đa dạng cây màu vụ đông cho vùng đất vàn trũng tại xã Hương Nộn huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA Sản xuất rau, màu an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng cánh đồng mẫu lớn tại huyện Thanh Thủy
- Báo cáo thiết kế nâng cao năng lực và hỗ trợ trung tâm khoa học kỹ thuật giống cây trồng đạo đức sản xuất và cung ứng giống cây trồng chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất trong khu vực
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh cải tạo vườn cam sành giai đoạn sản xuất kinh doanh tại xã Vĩnh Hảo, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh bền vững sản xuất rau an toàn cấp nông hộ
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh bền vững sản xuất hồng không hạt Yên Minh cấp nông hộ tại xã Na Khê, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA thâm canh bền vững lê Đài Loan cấp nông hộ
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt