-
Báo cáo thiết kế mô hình
-
Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích"
Ngày đăng: 01/05/2018Lượt xem: 1131Tên mô hình: Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: Thôn An Bình, xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị Cây trồng chính: Lúa Tổng diện tích: 12,9 ha Thời gian thực hiện: Kết quả điều tra khảo sát ban dầu cho thấy hiện trạng sản xuất lúa của khu mẫu như sau:
- Tổng diện tích gieo trồng lúa hàng năm của xã Cam Thanh khoảng 426 ha, năng suất trung bình đạt 54,6tạ/ha (số liệu trung bình các năm 2013, 2014 và 2015), sản lượng đạt 2.325 tấn/năm. Địa phương đang canh tác lúa theo cơ cấu 2 vụ là lúa (Đông xuân) và lúa (Hè thu). Vó‘ì cơ cấu cây trồng lúa - lúa trong năm thì nhu cầu nước tưới rất lớn (khoảng 12.000 - 15.000 m3/ha/vụ), đây là vấn đề bất lợi đối với việc canh tác lúa của địa phương trong điều kiện hạn hán đã và đang xảy ra.
- Thời vụ gieo trồng trong vụ Đông xuân từ 5- 15/01 và trong vụ Hè thu từ 25/5 - 05/6 hàng năm. Thời vụ gieo trồng như trên đúng theo lịch thời vụ chung của cả tỉnh là tránh được những bất lợi khi lúa ở giai đoạn trỗ, Nhưng với điều kiện thời tiết của tỉnh Quảng Trị thì trong vụ Đông xuân thường xuyên bị ảnh hưởng của lụt tiểu mãn 20/5 do đó các diện tích gieo sạ trà sau hoặc giống dài ngày sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Trong vụ Hè thu thường xảy ra mưa lụt vảo cuối vụ khoảng 20/9 gây ngập úng nên việc sử dụng các giống lúa trung và dài ngày sẽ bị thiệt hại do mưa lũ gây ra.- Các giống lúa sử dụng trong sản xuất là Xi23, PIC95, P6. Các giống lúa trên có thời gian sinh trưởng hầu hết là trung và dài ngày, các giống lúa này đều đã được đưa vào sản xuất từ lâu nên đã bị thoái hóa và bị nhiễm sâu bệnh nặng (nhiễm đạo ôn, rầy nâu), chất lượng gạo từ khá đến chất lượng cao. Trong vụ Hè Thu thì giống HC95 chiếm 100% diện tích vì có ưu điểm là dễ tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch do nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao ở trong vả ngoài địa phương lớn. Hầu hết sản phẩm lúa của người dân đều tiêu thụ thông qua thương lái, chưa có doanh nghiệp nào liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân.
- Về phương thức làm đất: Địa phương làm đất theo phương thức không cày ngâm hoặc cày ải (tùy theo vụ). Trước khi gieo sạ 15- 20 tiến hành cày lần 1 sau đó 5-7 ngày trước khi sạ cày lần 2 và bừa nhuyễn trước khi gieo sạ. Với phương thức làm đất như trên đã làm giảm độ dày của tầng canh tác, đất bị dí chặt và hạn chế bộ rễ lúa phát triển, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa.
- Phương thức gieo trồng: Sử dụng phương thức sạ lan bằng tay để gieo trồng. Lượng giống gieo sạ từ 80 - 120 kg/ha. Mặc dù sạ lan là phương thức gieo trồng phổ biến trong sản xuất lúa hiện nay ở tỉnh Quảng Trị, tuy nhiên khi sạ lan sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình chăm sóc, phun thuốc BVTV và tăng lượng giống gieo sạ hơn so với sạ hàng.
- Về phân bón:
+ Các loại phân bón: Qua điều tra cho thấy 100% nông hộ không bón phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác. Các loại phân vô cơ các nông hộ sử dụng gồm đạm, lân, NPK, lcali và vôi bột. Tuy nhiên, việc bón lân và vôi lại không thường xuyên, cách một vài vụ bón một lần. Phương thức bón phân của người dân là kết họp bón phân đơn và phân hỗn họp NPK. Như vậy, với việc bón vôi khỗng thường xuyên và không sử dụng phân chuồng/hữu cơ để bón lót đang là một tồn tại lớn trong canh tác lúa của các nông hộ trong mô hình, hậu quả lả đất ngày càng bị thoái hóa và hiệu quả sử dụng phân bón thấp. Mặt khác, việc bón kết hợp phân đơn và phân hỗn hợp sẽ làm tăng chi phí trong sản xuất, từ dó làm giảm hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của các nông hộ.
Lương phân bón tính cho 1 ha: Ưrê 200-260 kg, Lân 400-500 kg, Kali từ 80-100 kg, phân NPK (16-16-8) từ 100-200 kg, và 300 - 400 kg vôi bột. Lượng phân bón trên tương dương với lượng phân nguyên chất là 108,0-152,0 kg N, 82- 114 kg p205 và 60,0 - 76,0 kg K20. Như vậy, lượng phân bón có sự dao động khá lớn và so với nhu cầu của các giống lúa trung và dài ngày và độ phì của đất ở khu mẫu (bảng 2) thì bón đạm và lân ở ngưỡng dưới là phù hợp, còn nếu bón ở ngưỡng trên thì sẽ thừa khoảng 52 kg N; 45 kg P2O5, còn lượng kali thì phù hợp. Do đó, cẩn điều chỉnh tổng lượng phân bón cho phù hợp. Mặt khác, cần thay đổi lượng bón ở lừng đợt và thời điểm bón cho phù họp với nhu cẩu sinh lý của cây lúa ở các giai đoạn khác nhau.
- Cách bón phân: Bón lót 100% phân NPK (16-16-8) ở giai đoạn làm đất lần cuối. Bón thúc làm 2 lẳn: lần 1 sử dụng 60% phân đạm vào thời kỳ đẻ nhánh; lần 2 bón 40% phân đạm và 100% phân kali cho cây lúa vào thời kỳ làm đòng (đòng lớn). Với bộ giống lúa đang sử dụng trong sản xuất thuộc nhóm trung ngày vả dài ngày thì việc bón thúc phân vô cơ vào 2 thời điểm như trên là không phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây lúa. Với phân kali cần phải bón sớm ở giai đoạn thúc lần 1 để giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt và bón muộn ở giai doạn đòng để giúp hạt tích lũy vật chất ở giai đoạn vào chắc, còn phân đạm cần bón sớm và giảm lượng bón ở giai đoạn đòng, chính sự bón phân không cân đối và họp lý nên sâu bệnh hại phát sinh và triển mạnh, gây hại nặng cho lúa ở cả vụ Đông xuân và Hè thu.
- Về kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh hại: Các loại sâu bệnh hại phổ biến gồm: sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ô, bệnh khô vằn, ... Bình quân số lần phun thuốcBVTV vụ Đông Xuân là 4-5 lần/vụ, Vụ Hè Thu 3-4 lần, đặc biệt nhiều hộ có thói quen phun thuốc định kỳ lơ ngày 1 lần và không cần biết là có sâu, bệnh xuất hiện hay không
- Phương thức tưới cho lúa: Hiện tại, địa phương đang áp dụng phương thírctưới theo phiên cấp nước, cứ theo chu kỳ 14 ngày thì thủy nông sẽ đưa nước về 1 lần, sau khi nước về kênh mương tưới thì việc điều tiết nước mặt ruộng do nông dân tự làm.
- Phương thức thu hoạch: 100% số hộ đều sử dụng máy gặt dập liên hợp dể thu hoạch lúa, phương thức phơi thóc bằng nắng tự nhiên (trên nền gạch trong sân nhà, hoặc trên nền bê tông ở sân phơi hợp tác xã và đường giao thông, hoặc trên bạt nilon) và bảo quản trong điều kiện nông hộ. Do vậy, việc thất thoát sau thu hoạch vẫn còn xảy ra.
- Năng suất lúa ở địa phương: Năng suất bình quân trong vụ Đông xuân khoảng 57,0 tạ/ha và vụ Hè thu khoảng 38,0 tạ/ha..
- Về phế phụ phẩm sau thu hoạch: Đa số các hộ thu gom rơm sau thu hoạch bằng phương thức thủ công đề làm thức ăn thô trong chăn nuôi bò hoặc sử dụng để che tủ, phần còn lại đốt bỏ. Như vậy, việc xử lý nhe phụ phẩm sau thu hoạch ỷ địa phương vẫn còn một số hạn chế như: gây phát thải khí nhà kính do đốt rơm rạ và không xử lý gốc rạ trước khi cày, thu gom rơm sau thu hoạch bang phương thức thủ công nên làm tăng chi phí sản xuất.
- Cơ giới hóa trong sản xuất: Tại địa phương, hệ thống máy móc nông cụ tại khu mẫu và vùng lân cận đảm bảo 100% cho việc cơ giới hóa trong công đoạn làm đất và thu hoạch thông qua các nhóm dịch vụ tư nhân. Tuy nhiên, cơ giới hóa trong công đoạn thu gom rơm rạ và làm khô hạt thóc sau thu hoạch chưa dược quan tâm.- về tình hình tiêu thụ sản phẩm nông sản sau thu hoạch: 100% sản lượng tiêu thụ tại địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên tình trạng bị ép giá còn xảy ra. Hiện chưa có sự liên két sản xuất của các công ty và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm của người dân làm ra.
- Về hiệu quả kinh tế: Với năng suất bình quân trong vụ Đông xuân khoảng 57,0 tạ/ha và vụ Hè thu khoảng 38,0 tạ/lia; giá bán trung bình là 5.500đ/kg; tổng chi phí bình quân trong sản xuất lúa ở địa phương là 24,1-26,7 triệu dồng/ha/vụ (tính cả công lao dộng) thì lợi nhuận là: vụ Đông xuân từ 4,6 -7,2 triệu dồng/ha/vụ, trong vụ Hè Thu là (~ 5,8)- (-3,2) triệu dồng. Như vậy, nếu tính cả công lao động vào chi phí sản xuất thì lợi nhuận là rất thấp, chỉ khoảng 4,6- 7,2 triệu đồng/ha/vụ ở vụ Đông Xuân; và bị lỗ ti ong vụ Hè thu.
- Tình hình sử dụng lao động trong các giai đoạn: Đa số các công đoạn trong sản xuất như:Làm đất, gieo hạt, chăm sóc và thu hoạch đều được thực hiện bởi phụ nữ. Trong đó, giai đoạn sử dụng nhiều lao động nữ là gieo sạ, tỉa dặm, làm cỏ, bón phân, phun thuốc BVTV và thu hoạch. Do sử dụng phương thức sạ lan nên tốn công trong việc gieo sạ bằng tay và tỉa dặm, nên việc hỗ trợ công cụ sạ hàng sẽ góp phần giảm được công lao dộng cho chị em phụ nữ. Bên cạnh đó, việc thu gom rơm sau thu hoạch cũng khá vất vả và tốn công nên việc hỗ trợ bộ phận cuốn rơm cũng góp phần làm giảm khó khăn cho lao động nữ.
- Về giới trong hoạt dộng sản xuất: Mặc dù phụ nữ tham gia vảo hầu hết các công đoạn như làm đất, bón phân, chăm sóc và thu hoạch nhưng họ chỉ giữ vai trò thứ yếu trong các quyết định. Nhận thức các vấn đề về giới ở địa phương còn thấp và chưa đầy đu. Mặc dù chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ luôn quan tâm trợ giúp và có nhiều những hoạt động tuyên truyền về bình dẳng giới. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nên trong công tác cán bộ nữ còn nhiều khó khăn, bất cập. Phụ nữ còn chịu nhiều bất lợi trong việc học tập, nâng cao trình độ.Trong các cuộc hợp với dân, chủ yếu là nam giới phát biểu, đưa ra những vấn đề cần giải quyết với tư vấn, chị em còn rụt rè, e ngại có thể do trình độ còn hạn ché. Việc quyết định tham gia mô hình cũng chủ yếu là nam giới chiếm 60-70%. Trong khi đó các công việc sản xuất chủ yếu là phụ nữ gánh vác.
Chi tiết xem tại tệp đính kèmTệp đính kèm:
BCTKMH_CĐLSXLúa_Cam Thanh_Cam Lộ.pdfDữ liệu liên quan:- BCTK MH CSA Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích tại Cam Thanh, Cam Lộ
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Gio Mỹ - Gio Linh Quảng Trị
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Gio Mỹ - Gio Linh Quảng Trị
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Gio Quang - Gio Linh - Quảng Trị
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA"Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Gio Thành - Gio Linh - Quảng Trị
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Vĩnh Lâm -Vĩnh Linh - Quảng Trị (T10-2016)
- Báo cáo thiết kế mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Vĩnh Lâm -Vĩnh Linh - Quảng Trị (T12-2016)
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt