-
Mô hình thực hiện
-
Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
Ngày đăng: 07/05/2018Lượt xem: 1365Tên mô hình: Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích Nhóm mô hình: CSA theo hướng cánh đồng mẫu lớn Địa điểm thực hiện: Thôn Phước Thị, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Cây trồng chính: Lúa Tổng diện tích: 24 ha Thời gian thực hiện: Dự án “Cải thiện nông nghiệp có tưới (WB7)” vay vốn Ngân hàng Thế giới với mục tiêu phát triển là cải thiện tính bền vững của hệ thống sản xuất nông nghiệp được cung cấp dịch vụ tưới tiêu đã nâng cấp/hiện đại hóa tại 7 tỉnh ở khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung.1. Dự kiến các kết quả đạt được:
+ Tăng năng suất, sản lượng trong mô hình CSA:
- Vụ Đông xuân 2016 - 2017 và 2017 - 2018: Diện tích 24,0 ha, năng suất trung bình dạt 55,0 tạ/ha, sản lượng đạt 132,0 tấn/vụ (cao hơn so với trung bình đại trà là 8,5 tạ/ha (15,0%)) ;
- Vụ Hè thu 2017 và 2018: Diện tích 24,0 ha, năng suất trung bình đạt 48,0 tạ/ha, sản lượng đạt 115,0 tấn/vụ (cao hơn so với trung bình đại trà là 6,0 tạ/ha (13,6%).
+ Giảm lượng nước tưới: 100% điện tích mô hình sẽ áp dụng phương thức tưới ướt khô xen kẽ nên lượng nước sẽ tiết kiệm được từ 1.800 - 3.000m Vha/vụ (tương đương từ 15-20%).
+ Dự kiến giảm phát thải khí nhà kính: Với diện tích sản xuất của mô hình trong 2 năm là 96,0 ha, tổng sản lượng rơm rạ từ 500 - 600 tấn. Theo kết quả điều tra thì có khoảng 25% số hộ đốt rơm (chiếm 125 - 150 tấn), còn lại lượng gốc rạ chiếm khoáng 20% tổng sản lượng rơm rạ (100 - 120 tấn không được người dân xử lý vùi làm phân bón hữu cơ). Như vậy, lượng rơm đốt và lượng rạ không được tận dụng chiếm khoảng 45% (225 - 270 tấn) sản lượng rơm rạ đã bị bỏ phí và gây ảnh hưởng đến PTKNK. Do đó, lượng rơm rạ này được tận dụng ủ làm phân bón thì sẽ giảm lượng PTKNK tương ứng khoảng từ 25 — 35%.
+ Dự kiến tăng thu nhập: Trên cơ sở năng suất tăng từ 13,0 - 15,0%, giảm chi phí đầu vào từ 10,0 - 15,0%, ước tính thu nhập tăng 20,0 - 30,0%. Mặt khác, năng suất lúa ít bị tác động bởi các hiện tượng khí hậu cực đoan sẽ đảm bảo thu nhập của người nông dân ổn định hơn.
+ Dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm: Mặc dù chưa có sự liên kết với doanh nghiệp nhưng sản phẩm của dự án được sản xuất theo quy trình bón phân hợp lý, sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng, quản lý dịch hại theo IPM... sẽ giúp nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh.
+ Dự kiến kết quả xử lý các phụ phẩm sau thu hoạch:
- Tính trung bình cứ sản xuất ra một tấn thóc thì cho ra từ 1-1,2 tấn rơm rạ. Như vậy, tổng diện tích sản xuất trong thời gian dự án là 96,0ha, với năng suất trung bình đạt 5,2 tấn/ha thì sản lượng rơm rạ ước đạt từ 500 - 600 tấn. Để đảm bảo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, các nông hộ sẽ giành 50% để lảm thức ăn, còn lại 50% (250 - 300 tấn) sẽ được xử lý bằng chế phẩm Trichoderma để vùi làm phân bón hữu cơ cho đất trong mô hình. Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, trong 1 tấn rơm, rạ chứa 5-8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg carbon. Nếu sử dụng 50% làm thức ăn chăn nuôi thì mỗi ha còn lại 3 tấn rơm, rạ được xử lý sẽ tạo ra từ 15-20 kg đạm, 3,6 kg lân, 60 kg kali. Như vậy, với 23,6 ha sẽ trả lại cho đất từ 354 - 472 kg đạm, 85 kg lân, 1.400 kg kali, 2.830 kg silic và 28.320 kg carbon.
+ Những hiệu ích dự kiến khác từ các hoạt động CSA của mô hình:
- Nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu trong hoạt động sản xuất.
- Các tổ chức xã hội (hội phụ nữ, hội nông dân, mặt trận V..V...) tham gia quản lý sản xuất và góp phần vào việc đẩy mạnh áp dụng KH công nghệ SX mới.
- Tăng cường bình đẳng giới, vai trò, kiến thức, kỹ năng, sự tham gia của người phụ nữ trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Cán bộ địa phương và người dân thấy được những hiệu ích thiết thực mang lại từ áp dụng 1PM, SRI, ICM, phương thức tổ chức sản xuất hợp lý, cơ giới hóa sản xuất, hệ thống tưới tiêu đồng bộ. Từ đó, mờ rộng áp dụng cho các vùng sản xuất khác ở địa phương và các vùng lân cận.
2. Tính bền vững cùa mô hình:
Hỗ trợ từ dự án đảm bảo tính bền vững của mô hình được thể hiện qua các điểm sau:
+ Về hệ thống tưới tiêu và hạ tầng nội đồng:
Hệ thống tưới, tiêu được đầu tư nâng cấp để chủ dộng trong tưới, tiêu, giảm thiệt hại do hạn úng, áp dụng phương thức tưới ướt khô xen kẽ theo giai đoạn sinh trưởng, năng suất lứa được nâng cao sẽ đảm bảo các chí phí bảo dưỡng, duy tu;
+ Về áp dụng các gói kỹ thuật ICM, IPM:
Với những kiến thức, kỹ năng về ICM, IPM được trang bị, các nông hộ sẽ thực hành và hưởng lợi từ thực hành những gói kỹ thuật này, Từ đó thu nhập của người nông dân được ổn định và nâng cao. Đây là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự bền vững của mô hình.
+ Về tập huấn/hướng dẫn, dịch vụ và liên kết:
Thông qua các lớp tập huấn/hướng dẫn, cả cán bộ địa phương và nông dân dược trang bị những kiến thức, kỹ năng mới để áp dụng vào sản xuất, nâng cao nhận thức về BĐKH và thích ứng BĐKH. Đồng thời, hiệu quả từ mối liên kết và hợp tác giữa nông dân với nhau và giữa nông dân với các bên trong sản xuất từ khâu cung ứng vật tư đầu vào đến khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo sự bền vững của mô hình...
3. Khả năng mở rộng mô hình:
Thông qua dự án thì mô hình được đầu tư khá đồng bộ về hệ thống tưới tiêu và hạ tầng nội đồng; các biện pháp áp dụng để thực hiện mô hình theo tiêu chí dễ dàng áp dụng, giảm giá thành đầu vào, tăng hiệu quả đầu ra và bảo vệ môi trường. Song song với quá trình thực hiện dự án trong năm 2017 và 2018 thì trong các buổi hội thảo đầu bờ, tham quan mô hình, đánh giá năng suất tại đồng ruộng... dự án sẽ mời lồng ghép các nông hộ ngoài mô hình ở HTX Phước Thị và các HTX khác đến tham quan, nắm bắt các kiến thức mới, cùng so sánh đánh giá kết quả của mô hình CSA với mô hình đối chứng để chuẩn bị cho quá trình mở rộng trong năm 2019 và 2020. Như vậy, thành công của mô hình sẽ giúp phổ biến các thực hành CSA để áp dụng phù hợp từng biện pháp IPM, INM, SRI... trước hết cho toàn thể các hộ xã viên của HTX Phước Thị với tổng diện diện tích sản xuất lúa hàng năm là 296 ha trong 2 năm 2019 và 2020. Đồng thời, điểm mô hình sẽ tiếp tục được quảng bá đề nhân dân xã Gio Mỹ (với khoảng 1.178 ha canh tác) tham quan, học tập nhằm khuyến khích áp dụng..
Chi tiếp xem tại tệp đính kèmTệp đính kèm:
MHCSA_CDLSXLúa_HTXNN Phước Thị_Gio Mỹ_Gio Linh.pdfDữ liệu liên quan:- Mô hình CSA Sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm
- Mô hình CSA "Cánh đồng lúa sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiện quả trên đơn vị diện tích" của hợp tác xã nông nghiệp Nhĩ Trung, xã Gio Thành, huyện Gio Linh
- Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" xã Cam Thanh, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị
- Mô hình CSA sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của HTXNN Đông Thanh, Phường Đông Thanh, TP.Đông Hà
- Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh
- Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" thôn Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt