-
Mô hình thực hiện
-
Mô hình CSA Sản xuất cây trồng cạn (lạc, ngô, đậu xanh) áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa của HTXNN Thủy Khê, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh
Ngày đăng: 11/05/2018Lượt xem: 3396Tên mô hình: Sản xuất cây trồng cạn (lạc, ngô, đậu xanh) áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm theo hướng hàng hóa Nhóm mô hình: CSA áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm Địa điểm thực hiện: Thôn Thủy Khê, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị Cây trồng chính: Cây trồng cạn (lạc, ngô, đậu xanh) Tổng diện tích: 19,38 ha Thời gian thực hiện: HTX Nông nghiệp Thủy Khê được tổ chức và hoạt động theo luật HTX năm 2012. Tổng số xã viên của HTX là 134 hộ xã viên, có tổng diện tích trồng trọt là 122 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 82 ha, diện tích trồng cây màu là 40 ha thuộc xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Các hoạt động dịch vụ của HTX gồm: cung cấp các dịch vụ về giống cây trồng, các vật tư nông nghiệp, và thủy nông.
Những đặc điểm của cây trông được chọn để sản xuất trong mô hình
- Tên cây trồng được sản xuất trong mô hình: Mô hình lựa chọn vụ Đông xuân trồng lạc, vụ Hè thu trồng đậu xanh.
- Mùa vụ gieo trồng:Tháng T12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 Lạc Đông xuân Đậu xanh Hè thu
- Các giai đoạn dinh trưởng của cây trồng trong mô hình:Loại cây trồng Tổng số ngày/vụ Thời vụ Thời gian sinh trưởng Từ Đến GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3 GĐ 4 Lạc Đông xuân 110 - 120 Vụ ĐX: Từ 5-10/1 đến 5-10/5 Gieo Phân cành Ra hoa Quả non Quả chắc /................/.............../................/................/
0 15-20 25-35 60-70 90-120
05/1 20-25/1 01-05/2 05-15/3 05/4-05/5Đậu xanh Hè thu 55 - 60 Vụ HT: Từ 25/5-10/6 đến 10/8 Gieo Lá thật Ra hoa Quả non Chín/.............../............./................/.............../
0 5-7 25-35 40-45 55-60
25/5 30/5-2/6 20-25/6 05-10/7 20-25/7Hiện trạng canh tác cây màu tại khu mẫu:
- Hiện trạng cơ cấu cây trồng: Do diện tích khu mẫu không chủ động tưới tiêu, đặc biệt là thiếu nước vụ Hè thu nên các hộ dân trong khu mô hình chỉ sản xuất Vụ Đông xuân, còn vụ Hè thu thường bỏ hoang hoặc chấp nhận sản xuất bấp bênh. Ở vụ Đông xuân người dân canh tác chủ yếu là cây lạc, ngoài ra có một phần nhỏ diện tích trồng ngô.
- Về thời vụ: Gieo lạc đầu tháng 1, thu hoạch cuối tháng 4 đến đầu tháng 5.
- Giống sử dụng: Trước năm 2014 địa phương đã sử dụng giống L14 và được đánh giá là năng suất cao, chống chịu tốt nhưng do không phù hợp khi bóc hạt bằng máy nên chủ yếu sử dụng giống lạc lỳ Tây Nguyên. Đen vụ Đông xuân năm 2014 - 2015 đã khi có máy bóc hạt phù hợp thì giống L14 được người dân lựa chọn là giống chủ lực của địa phương.
- Về phân bón: Qua điều tra cho thấy các hộ sử dụng lượng phân bón cho 1 ha như sau: Phân chuồng hoai mục từ 4-5 tấn; Ure 100 kg; Supe lân (Lâm Thao, Ninh Bình) 400kg; Kali clorua 20 - 160 kg và Vôi bột 600 kg. Theo quy trình sản xuất lạc của của Bộ Nông nghiệp và PT nông thôn và một số địa phương khác đang áp dụng thì lượng phân bón là: 30 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O + 500 kg vôi bột ( tương đương 65 kg Ure, 545 kg Supe lân và 100 leg Kali clorua). Như vậy, so sánh lượng phân bón của bả con với quy trình được khuyến cáo thì bả con bón Ure nhiều hơn 35 kg/ha, Supe lân ít hơn khoảng 150 kg/ha, vôi bột tương đương và Kali clorua nhiều hơn từ 20 - 60 kg. Từ thực tế trên cho thấy: Quy trình bón phân cho lạc của bà con chưa cân đối, lạc là cây họ đậu có nhu cầu ít đạm nkưng lại cần nhiều lân, trong khi đó bà con lại bón thừa đạm và thiếu lân.
- Về Bảo vệ thực vật: Do đất chỉ canh tác một vụ rồi sau đó có thời gian dài bỏ hoang nên vấn đề sâu bệnh hại trên cây lạc tại địa phương không lớn. Người dân chỉ phát hiện mức độ nhẹ một số loại sâu bệnh hại như sâu cuốn lá, sâu xám, sâu khoang, rệp và bệnh lở cổ rễ, héo xanh, thối gốc mốc đen. Đối với các loại sâu chỉ phun thuốc từ 1-2 lần bằng thuốc Ofatox hoặc Sherpa và khi phát hiện bệnh (bệnh lở cổ rễ, thối gốc mốc đen) chỉ phun 1 lần bằng thuốc Zineb hoặc Rhidomil, còn bệnh héo xanh nếu nhiễm thì nhổ bỏ cây để cách ly.
- Về phương thức tưới: Người dân tưới bằng phương thức đưa nước vào rãnh để tưới thấm. Khoảng thời gian giữa các lần tưới phụ thuộc vào nguồn nước, thời tiết và giai đoạn sinh trưởng của cây lạc, trung bình cứ 5-7 ngày người dân tưới 1 lần.
- Phương thức thu hoạch: 100% số hộ thu hoạch bằng thủ công, lạc được nhổ và nhặt củ bằng tay, sau đó rửa sạch (nếu gặp mưa, đất ruộng ẩm ướt) rồi phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên (trên nền gạch trong sân nhà, nền bê tông, hoặc trên bạt nilon) và bảo quản trong điều kiện nông hộ.
- Về phế phụ phẩm sau thu hoạch: Toàn bộ phế phụ phẩm từ thân cây lạc được bà con thu gom để làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ làm phân bón hữu cơ. Như vậy, người dân đã có ý thức tận dụng phế phụ phẩm để làm thức ăn chăn nuôi và phân bón cho gia đình.
- Về cơ giới hóa: Việc cơ giới hóa chỉ được thực hiện trong khâu làm đất (cày, phay đất và san phẳng), còn các khâu như lên luống, gieo trồng, lảm cỏ, bón phân, phun thuốc BVTV, thu hoạch... thì 100% số hộ phải làm thủ công.
- Về năng suất: Năng suất trung bình vụ Đông xuân giống L14 từ 30 - 32 tạ/ha, giống Lỳ Tây Nguyên lừ 25- 28 tạ/ha.
- Về tình hình tiêu thụ sản phẩm nông sản sau thu hoạch: 100% sản lượng tiêu thụ tại địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái nên tình trạng bị ép giá còn xảy ra. Hiện chưa có sự liên kết với các công ty và doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho người dân.
- Về hiệu quả kinh tế: tổng đầu tư cho 1 ha lạc lừ 20 - 25 triệu đồng, doanh thu đạt 60 - 70 triệu/ha, thì lợi nhuận đạt từ 40 - 50 triệu đồng/ha.
- Tình hình sử dụng lao động trong các giai đoạn: Đa số các công đoạn trong sản xuất như: Làm đất, gieo hạt, chăm sóc, tỉa dặm, vun gốc, thu hoạch, phơi và bảo quản đều được thực hiện bởi phụ nữ.
- Về giới trong hoạt động sản xuất: Mặc dù phụ nữ tham gia vào hầu hết các công đoạn như làm đất, gieo trồng, bón phân, chăm sóc và thu hoạch nhưng họ chỉ giữ vai trò thứ yếu trong các quyết định. Nhận thức các vấn đề về giới ở địa phương còn thấp và chưa đầy đủ. Mặc dù chính quyền địa phương và Hội Phụ nữ luôn quan tâm trợ giúp và có nhiều những hoạt động tuyên truyền về bình đẳng giới. Tuy nhiên, do tư tưởng trọng nam khinh nữ còn nặng nên trong công tác cán bộ nữ còn nhiều khó khăn, bất cập. Phụ nữ còn chịu nhiều bất lợi trong việc học tập, nâng cao trình độ. Trong các cuộc họp với dân, chủ yếu là nam giới phát biểu, đưa ra những vấn đề cần giải quyết với tư vấn, chị em còn rụt rè, e ngại có thể do trình độ còn hạn chế. Việc quyết định tham gia mô hình cũng chủ yếu là nam giới chiếm 60-70%. Trong khi đó các công việc sản xuất chủ yếu là phụ nữ gánh vác.
Chi tiếp xem tại tệp đính kèmTệp đính kèm:
MHCSA_SXCTCạn_HTXNN Thủy Khê_Gio Mỹ_Gio Linh.pdfDữ liệu liên quan:- Mô hình CSA sản xuất rau an toàn áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm của HTXNN Đông Thanh, Phường Đông Thanh, TP.Đông Hà
- Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" thôn Thủy Ba Tây, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh
- Mô hình CSA "Cánh đồng lớn sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hàng hóa và nâng cao hiệu quả trên đơn vị diện tích" thôn Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt