-
Giới thiệu
-
Khái niệm, thuật ngữ
Ngày đăng: 22/02/2017Lượt xem: 2433Dưới đây là một số khái niệm về biến đổi khí hậu:1. Yếu tố khí hậu - Climatic Element: Một trong những tính chất hay điều kiện của khí quyển (như nhiệt độ không khí) đặc trưng cho trạng thái vật lý của thời tiết hay khí hậu tại một nơi, vào một khoảng thời gian nhất định.2. Xu thế khí hậu - Climatic Trend: Sự biến đổi khí hậu được đặc trưng bằng việc tăng hay giảm đơn điệu và trơn tru của giá trị trung bình trong thời kỳ chuỗi số liệu. Không chỉ giới hạn ở sự thay đổi tuyến tính theo thời gian, mà đặc trưng bằng chỉ một cực đại và một cực tiểu ở các đầu, cuối chuỗi số liệu.3. Thời tiết – Weather: Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng tổ hợp các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,…4. Biển dâng - Sea Level Rise: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão... Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.5. Nóng lên toàn cầu - Global Warming: Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh đi toàn cầu là các xu thế nóng lên và lạnh đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó. Tuy nhiên, thuật ngữ này thường để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khí nhà kính tích tụ trong khí quyển.6. Kịch bản biến đổi khí hậu - Climate Change Scenario: Là giả định có cơ sở khoa học và tính tin cậy về sự tiến triển trong tương lai của các mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội, GDP, phát thải khí nhà kính, biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Lưu ý rằng, kịch bản biến đổi khí hậu khác với dự báo thời tiết và dự báo khí hậu là nó đưa ra quan điểm về mối ràng buộc giữa phát triển và hành động.7. Khí nhà kính: Các khí nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm cả các khí trong tự nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người. Các khí này hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt Trái đất, khí quyển và mây. Hơi nước (H2O), điôxit cacbon (CO2), ôxit nitơ (N2O), khí mê tan (CH4), và ôzôn (O3) là các KNK chính trong khí quyển Trái đất. Ở quy mô toàn cầu, thống kê năm 2007 cho thấy hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 30.9 % tổng lượng KNK phát thải vào môi trường không khí.8. Khí hậu - Climate: Tổng hợp của thời tiết được đặc trưng bởi các trị số thống kê dài hạn (trung bình, xác suất các cực trị v.v...) của các yếu tố khí tượng biến động trong một khu vực địa lý. Thời kỳ tính trung bình thường là vài thập kỷ. Theo định nghĩa của WMO: “Tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định đặc trưng bởi các thống kê dài hạn các biến số của trạng thái khí quyển ở khu vực đó”.9. Hiệu ứng nhà kính: Các khí nhà kính hấp thụ nhiệt bức xạ hồng ngoại phát ra bởi bề mặt của Trái đất, và bởi chính khí quyển. Vì vậy các loại khí nhà kính giữ nhiệt bên trong lớp khí quyển ở bề mặt đất và tầng đối lưu. Hiện tượng này được gọi là hiệu ứng nhà kính. Bức xạ nhiệt hồng ngoại trong tầng đối lưu quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ của khí quyển tại độ cao mà ở đó nó bị phát xạ. Sự gia tăng nồng độ các KNK dẫn đến độ chắn sáng hồng ngoại của khí quyển gia tăng. Điều này gây ra một tác động bức xạ dẫn đến sự tăng cường của hiệu ứng nhà kính và làm cho trái đất nóng lên. Sự gia tăng nồng độ KNK là nguyên nhân chính gây BĐKH.10. Dao động khí hậu - Climatic Fluctuation: Biến động khí hậu gồm bất kỳ dạng thay đổi có tính hệ thống, dù thường xuyên hay không thường xuyên, trừ các xu thế và bất liên tục (thay đổi đột ngột trong một giai đoạn, từ giá trị trung bình này sang giá trị trung bình khác), đặc trưng bằng ít nhất hai cực đại (hay cực tiểu) và một cực tiểu (hay cực đại), gồm cả ở hai đầu chuỗi số liệu.11. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu - UN Framework Convention on Climate Change (UNFCCC): Thường gọi tắt là Công ước khí hậu, được hơn 150 nước ký tại Hội nghị Thượng đỉnh trái đất ở Rio de Janeiro năm 1992. Mục tiêu cuối cùng của Công ước là “ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở mức có thể ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu”.12. Biến đổi khí hậu: Là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển. Biểu hiện của BĐKH là sự gia tăng nhiệt độ khí quyển trên bề mặt trái đất, làm băng tan, mực nước biển dâng, thay đổi chế độ mưa và gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, thiên tai bất thường.Nguồn: occa.mard.gov.vnCây dữ liệu:Dữ liệu liên quan:
- Liên kết website
- Thăm dò ý kiến
-
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?Phong phú, đa dạngTạm đượcCần bổ sung thêmBình chọnKết quả
Bạn thấy nội dung trên chuyên trang CSA như thế nào?
Tổng số:154 phiếu
|
|||
---|---|---|---|
Phong phú, đa dạng | 81,8 81,8% |
126 phiếu | |
Tạm được | 4,5 4,5% |
7 phiếu | |
Cần bổ sung thêm | 13,6 13,6% |
21 phiếu |
Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội
Điện thoại: 0243-8234651; FAX: 0243-7344967; Email: tt@mard.gov.vn
© Hệ thống cơ sở dữ liệu csa - Version 1.0
Được phát triển bởi Cty TNHH Tư vấn đầu tư và phát triển Tâm Việt